Học tập đạo đức HCM

Động lực giúp xã vùng cao Nậm Mòn về đích nông thôn mới

Thứ sáu - 25/12/2020 03:54
CTTĐT - Chú trọng nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống của người dân; thực hiện nhóm giải pháp về sản xuất và nâng cao thu nhập; tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với phát triển các sản phẩm Ocop; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chính là biện pháp hiệu quả, động lực quan trọng giúp xã vùng cao Nậm Mòn, huyện Bắc Hà phấn đấu hoàn thành và về đích xã nông thôn mới năm 2020.
Khởi sắc nông thôn mới vùng cao Nậm Mòn
Nậm Mòn là xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Hà, cách trung tậm huyện 12km, với diện tích tự nhiên 3.483,26 ha. Có 8 thôn, bản với 666 hộ dân 3.266 nhân khẩu, gồm 11 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Mông chiếm 50%, dân tộc Tày Nùng chiếm 32,6%, dân tộc Phù Lá chiếm 10%...  
Năm 2020, đặc biệt trong những tháng đầu năm, chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid- 19, dãn cách xã hội, ảnh hưởng gián đoạn lộ trình thực hiện. Song nhờ chú trọng huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, phát huy nội lực, khơi dậy sức dân, xã Nậm Mòn đã phấn đấu đạt 19/19 tiêu chí, hoàn thành mục tiêu về đích xã nông thôn mới. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới dưới sự chỉ đạo sát sao của tỉnh và huyện, Đảng ủy đã tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng để đánh giá, lựa chọn các tiêu chí, xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện trong từng năm; kịp thời tìm biện pháp khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt mục tiêu. Điều này thể hiện nổi bật trong năm 2020 trên cơ sở đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, các ngành, Nậm Mòn đã và đang tập trung thực hiện 04 tiêu chí còn lại, gồm tiêu chí số 4 về Điện; tiêu chí số 18 về Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật.
Đặc biệt đối với tiêu chí số 10 về Thu nhập và tiêu chí số 11 về Hộ nghèoĐể thực hiện 02 tiêu chí khó này, nhờ sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, các ngành đã tạo điều kiện cho Đảng bộ xã Nậm Mòn phát huy vai trò lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, tập trung áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trọng tâm phát triển cây quế, phát triển cây lạc đỏ địa phương theo tiêu chuẩn Vietgap gắn với xây dựng sản phẩm Ocop, phát triển chăn nuôi gia súc, mở ra cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc địa phương. Nhờ đó thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã năm 2020 đạt 36,83 triệu đồng/người/năm, tăng 21,34 triệu đồng/người so năm 2017, đã đạt so yêu cầu tối thiểu ≥36 triệu đồng/người/năm). Số hộ nghèo của xã còn lại 71/666 hộ, chiếm 10,66 % so với tổng số hộ trên địa bàn.
Để cớ kết quả này, ông Hoàng Văn Thương, chủ tịch Ủy ban nhân dân, phó ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới xã Nậm Mòn tự hào  cho biết: "Suốt chặng đường 10 năm qua,  xã Nậm Mòn  đã tập trung vào tất cả các lĩnh vực, trong đó trọng tâm là nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống của người dân nông thôn chính là sức mạnh nội lực, đảm bảo tính bền vững cho các tiêu chí. Điển hình như trong việc thực hiện nhóm giải pháp về sản xuất và nâng cao thu nhập, tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với phát triển các sản phẩm Ocop; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…tạo sự đột phá toàn diện  xây dựng nông thôn mới".
Xã Nậm Mòn đã tập trung tuyên truyền, vận động đẩy mạnh thực hiện đề án chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi, chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, từ trồng ngô, lúa 1 vụ nay trồng lúa 2 vụ/năm, ngô 3 vụ/năm, với các giống lúa, ngô cao sản, lúa đặc sản khẩu nậm xít, Séng cù; phá thế độc canh cây ngô, cây lúa, đưa vào phát triển các loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao; thâm canh, tăng vụ, xen canh, gối vụ, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư để thực hiện.
Nhân dân các dân tộc xã vùng cao Nậm Mòn tích cực tham gia phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới
Trong 5 năm qua, Nậm Mòn đã được đầu tư 7,8 tỷ đồng triển khai chương trình hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi như: Dự án trồng ớt cao sản, cây dược liệu… hỗ trợ giống lúa, ngô theo Quyết định 102; hỗ trợ phân bón cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chương trình 135; hỗ trợ sản xuất theo chương trình Nghị quyết 30aCP, hỗ trợ xây dựng chuồng trại, nhà vệ sinh, hỗ trợ làm nhà ở theo chương trình sắp xếp dân cư; hỗ trợ tiền điện, dầu hỏa thắp sáng…
Nhằm giúp các hộ dân, nhất là hộ nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, phát triển mô hình kinh tế mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, cấp ủy chính quyền xã Nậm Mòn, một mặt đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, cử cán bộ tăng cường hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây trồng đúng kỹ thuật. Mặt khác, địa phương cũng đứng ra làm đầu mối liên kết với doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ sản phẩm nông sản cho bà con nhân dân, nhất là với sản phẩm lạc đỏ, với diện tích 90ha, trong đó Trung tâm khuyến nông tỉnh Lào Cai hỗ trợ xây dựng mô hình thâm canh trồng lạc đỏ theo tiêu chuẩn VietGAP trên quy mô 14ha.
Nằm ở khu vực tiếp giáp giữa các xã hạ huyện và trung tâm huyện, có khí hậu đất đai, thổ nhưỡng, có nhiều lợi thế để phát triển cây quế. Những năm gần đây, xã Nậm Mòn đã và đang tập trung phát triển và mở rộng diện tích cây quế, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong nhiệm kỳ 2015- 2020, nông dân xã Nậm Mòn đã trồng mới gần 300ha quế, tổng diện tích quế toàn xã trên 500 ha, đã và đang đem lại nguồn thu đáng kể, tăng nguồn thu cho nông dân. Bên cạnh đó, Nậm Mòn còn mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, với quy mô khoảng 60ha, trong đó có 25ha cây chanh tứ quý, 15ha cây hồng giòn, cây mận tam hoa, cây ổi.... hình thành vùng trồng rau màu, đậu tương; đậu đen... với diện tích 29ha và trồng mới 1,5ha cây dược liệu đương quy, địa liền, chè dây  theo công nghệ cao...
Xã Nậm Mòn chú trọng phát động phong trào thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững… đã tạo nên những chuyển biến tích cực làm thay đổi về nhận thức, tư duy và cách làm trong từng cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân thi đua sản xuất giỏi, phát triển kinh tế...
Gia đình ông Thào Seo Sèng, 55 tuổi, dân tộc Mông, ở thôn Sừ Chù Chải, xã Nậm Mòn là tấm gương sáng tiêu biểu khi đã  mạnh dạn nhận giao khoán bảo vệ rừng, phát triển mô hình kinh tế vườn-chuồng-rừng hiệu quả,  tiên phong đưa cây quế, trồng phủ xanh đất trống đồi trọc, phát triển chăn nuôi trâu vỗ béo, chăn nuôi lợn thịt theo hướng hàng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành tấm gương nông dân sản xuất và kinh doanh giỏi ở vùng cao Bắc Hà. Đến nay, gia đình ông Xèng đã có gần 5ha quế đang cho thu hoạch và hơn 3ha trồng mới. 5 năm trở lại đây, mỗi năm từ thu hoạch tỉa cây quế cho gia đình thu nhập từ 80-90 triệu đồng, năm 2019 cho thu 100 triệu đồng. Ông Thào Seo Xèng, thôn Sừ Chù Chải, xã Nậm Mòn chia sẻ: "Ở vùng cao phải dựa vào đồi rừng, lao động mới hết khổ! được Nhà nước quan tâm đầu tư, hỗ trợ sản xuất, thấy ông anh trai trồng cây quế được 2-3 năm cũng tốt, mình nghĩ nếu mình không trồng sợ mai này nó có giá bán được tiền không chia cho mình vì bố mẹ đã chia đất cho rồi, nhà mình nhận giao khoán đất rừng, trồng quế như anh trai và người Mông, Dao Nậm đét. Mình chỉ nghĩ đơn giản thế thối ai ngờ 5-6 năm nay quế giá cao thu được nhiều như thế! phấn khởi lắm!"
Bên cạnh đó, với phương trâm "lấy ngắn nuôi dài" có tiền tích lũy, hơn 5 năm trở lại đây, gia đình ông Xèng đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại kiên cố, mua giống, phát triển chăn nuôi trâu vỗ béo và nuôi lợn thịt, mỗi năm cho thu lãi từ 70- 80 triệu đồng. Đây cũng là hộ đang có nguồn thu cao nhất của xã Nậm Mòn hiện nay về quế và chăn nuôi. Với số tiền bán quế, trâu và lợn thịt và tích lũy, gia đình ông Xèng đã đầu tư xây dựng ngôi nhà khang trang, hiện đại, đủ tiện nghi, phục vụ đời sống và sinh hoạt.
Thôn Cốc Cài- Nậm Làn vốn trước là thôn thuộc diện nghèo khó của xã Nậm Mòn. Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, các ngành đã tạo điều kiện cho thôn vượt khó vươn lên, là điển hình tiêu biểu trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng của xã.  Năm 2018, 2 thôn Nậm Làn và Cốc Cài sát nhập thành 1 thôn, thôn có 104 hộ dân, chủ yếu là dân tộc Nùng, chiếm trên 70% dân số, còn lại là người Mông, Tày, Dao và Phù Lá, đời sống của đồng bào chủ yếu dựa vào nghề nông. Anh Lù Văn Lương, trưởng thôn Cốc Cài- Nậm Làn, xã Nậm mòn cho biết: "Trên cơ sở chỉ đạo của Đảng ủy xã, thôn đã chú trọng tuyên truyền, vận động bà con nhân dân đưa cây con giống mới vào sản xuất, trồng 40 ha ngô và lúa giống mới, chủ yêu lúa lai VL20, ngô NK4300 năng xuất cao, tập trung cải tạo, trồng mới, nâng cao hiệu quả kinh tế từ 85ha cây quế, tập trung chăn nuôi trâu vỗ béo, chăn nuôi bò, lợn và gia cầm, nuôi cá...  Nhờ đó đời sống của  bà con nhân dân trong thôn từng bước cải thiện, nâng cao, có điều kiện tham gia đóng góp công sức tiền của chung sức xây dựng nông thôn mới tại địa phương".
Chia tay vùng cao Nậm Mòn trong không khí rộn ràng chuẩn bị chia tay năm cũ 2020, đón năm mới 2021 Tân Sửu, thêm tin tưởng với những cố gắng, nỗ lực trong lãnh đạo nhân dân thực hiện phát triển sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi, cơ cấu kinh tế nông nghiệp- nông thôn, diện mạo nông thôn mới ở vùng cao Nậm Mòn ngày một  khởi sắc, đời sống của đồng bào dân tộc Mông, Tày, Nùng, Phù Lá từng bước được cải thiện, nâng cao.
                                                                                                                                               
Theo Tráng Xuân Cường/laocai.gov.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập194
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại39,041
  • Tổng lượt truy cập88,717,375
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây