Học tập đạo đức HCM

Ghi ở một huyện gần như đã thoát ly khỏi cây lúa

Thứ hai - 25/05/2020 19:43
Cũng bởi thế mà đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân Đan Phượng được đánh giá là khá nhất nhì trong các huyện ngoại thành của Hà Nội…
Thụ phấn cho bưởi. Ảnh: Dương Đình Tường.

Thụ phấn cho bưởi. Ảnh: Dương Đình Tường.

Thu nhập bình quân của Đan Phượng hiện đạt gần 56 triệu đồng/người/năm với tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 0,26%. Hiện huyện đang phát triển 7 làng nghề truyền thống, 33 HTX nông nghiệp, 45 trang trại, 15 mô hình ứng dụng công nghệ cao, 5 mô hình hình liên kết chuỗi…

Những mô hình giá trị cao

Tiếp nối cái mạch chung về chuyển đổi cơ cấu cây trồng của những năm trước, đầu năm 2020 Đan Phượng đã chuyển đổi thêm được 96,5 ha, nâng tổng số lên đạt 1.309 ha.

Các diện tích này đều cho thu nhập cao hơn trồng lúa 5-7 lần đặc biệt diện tích trồng bưởi tôm vàng thu nhập đạt bình quân 500-650 triệu đồng/ha/năm, hoa lily và hoa đồng tiền cho thu nhập 650-750 triệu đồng/ha/năm.

Vừa qua Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã hỗ trợ toàn bộ chi phí phân tích đất nước và mẫu sản phẩm, phân bón sinh học và bao túi bao quả cho mô hình bưởi của 12 hộ xã viên HTX Tân Lập. Sau khi được cấp chứng nhận VietGAP, giá bán bưởi ở đây đã cao hơn giúp cho người dân cải thiện thêm thu nhập.

Mô hình sản xuất hoa lan hồ điệp của HTX Đan Hoài và hộ ông Nguyễn Văn Kính ở xã Phương Đình có tổng diện tích 9,7 ha, quy mô 512.000 cây giống, dự kiến sẽ đạt 1.200.000 cây hoa thương phẩm trong năm 2020 để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.  

Đan Phượng có 4 chuỗi cung cấp rau an toàn cho các chợ, cửa hàng và siêu thị như mô hình rau của HTX Cuối Quý, hộ ông Nguyễn Văn Hùng và ông Phạm Hải Đăng ở xã Liên Trung, hộ ông Trần Văn Bảy ở xã Thọ Xuân có tổng diện tích 35,9 ha, sản lượng bình quân đạt khoảng 3.000 tấn/năm. Mô hình sản xuất nấm  của hộ ông Trần Văn Bảy ở xã Thọ Xuân và HTX nấm Nghĩa Minh có diện tích 1,2 ha, sản lượng hơn 50 tấn/năm…

Để nâng cao giá trị nông sản, huyện đã triển khai và áp dụng hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc cho 20 sản phẩm. Các doanh nghiệp, tổ chức, các nhân, hộ gia đình trên địa bàn tích cực đăng ký tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), dự kiến năm 2020 có 107 sản phẩm sẽ tham gia đánh giá và xếp hạng.

Đan Phượng còn phát triển tốt các chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp, kết nối nhiều sản phẩm chất lượng tới tay người tiêu dùng như rau an toàn, nấm, bưởi tôm vàng, thịt lợn, thịt bò…

Đà phục hồi sau Covid-19

Theo báo cáo của UBND huyện Đan Phượng, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Đàn lợn giảm sút, chỉ còn 78.200 con, bằng 83% so với cùng kỳ đặc biệt lợn nái chỉ còn 7.850 con, ảnh hưởng đến việc tái đàn trên địa bàn.

Sức tiêu thụ giảm ảnh hưởng đến việc sản xuất hoa nông dân phải chủ động biện pháp giãn vụ để điều tiết sản xuất, một số vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng chưa hiệu quả do tồn tại xen kẽ cây trồng khác kiểu “da báo”…

Dù vậy song diện tích gieo trồng vụ xuân 2020 vẫn đạt hơn 1.500 ha với nhiều loại cây trồng giá trị cao, hiện sinh trưởng phát triển thuận lợi, sâu bệnh và chuột hại không đáng kể. Dịch tả lợn châu Phi 5 tháng qua không tái phát trở lại tạo thuận lợi công tác tái đàn nuôi.

Để bù lại giai đoạn phát triển chậm chạp do dịch, bảo đảm tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 4,1% trong năm 2020, Đan Phượng phấn đấu đưa diện tích cây vụ đông lên 1.800 ha; Phát triển diện tích cây ăn quả đạt khoảng 1.000 ha; Tăng quy mô và sản lượng đối với các cơ sở sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Tăng số đàn lợn đạt mức 145.000 con; Cải tạo đất trồng lúa sang trồng hoa, sản xuất lúa – cá…

Khò lửa để diệt sâu bọ trong nhà màng. Ảnh: Dương Đình Tường.

Khò lửa để diệt sâu bọ trong nhà màng. Ảnh: Dương Đình Tường.

Ông Nguyễn Hữu Hoàng-Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng cho biết sau khi nhận chỉ đạo từ thành phố, Ban Chỉ đạo huyện phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên, thường xuyên kiểm tra, quan tâm tới sản xuất của các xã.

Hỗ trợ kịp thời giống, mô hình, khoa học kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm để khuyến khích người sản xuất. Thời gian tới, sẽ tiếp tục tập trung sản xuất vụ mùa và vụ đông hiệu quả, phát huy tối đa quỹ đất nông nghiệp hiện có.

Đan Phượng kiến nghị thành phố tháo gỡ khó khăn cho sản xuất thông qua hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, vật tư nông nghiệp; Tập huấn khoa học kỹ thuật sản xuất cho nông dân; Hỗ trợ các vùng sản xuất hàng hóa đối với bưởi tôm vàng, rau an toàn, hoa lily, hoa đồng tiền; Hỗ trợ hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa nông sản; Hỗ trợ phát triển các cụm công nghiệp làng nghề và sản phẩm OCOP...

Huyện chiếm ưu thế nhất về xây dựng NTM kiểu mẫu

Những kết quả tích cực của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trở thành nền móng vưng chắc để Đan Phượng hướng tới mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Hà Nội hiện có 11 xã đã được công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao thì trong đó huyện Đan Phượng chiếm ưu thế khi có tới 9 xã đạt.

Mục tiêu phấn đấu năm 2020 sẽ đưa 6 xã còn lại của huyện cùng đạt theo chuẩn này đồng thời chỉ đạo 9 xã đã đạt chuẩn củng cố và duy trì nâng cao chất lượng các tiêu chí.  

Ông Ngọ Văn Ngôn-Trưởng phòng Kinh tế Hợp tác, Kinh tế hộ, Trang trại (Chi cục Phát triển Nông thôn Hà Nội), cho biết: “Đan Phượng là địa phương dẫn đầu trong xây dựng NTM nâng cao và kiểu mẫu ở Hà Nội. Không chỉ xã NTM Tràng An mà các xã đã đạt NTM nâng cao của Đan Phượng có thể tiến tới đạt NTM kiểu mẫu về một lĩnh vực nào đó. Đây tiền đề tốt để trở thành địa phương đầu tiên của cả nước về đích NTM nâng cao trong năm 2021”.

Sản xuất rau ở trang trại Cuối-Quý. Ảnh: Dương Đình Tường.

Sản xuất rau ở trang trại Cuối-Quý. Ảnh: Dương Đình Tường.

Đánh giá về kết quả phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đan Phượng, ông Nguyễn Xuân Đại-Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội cho biết huyện có quy mô diện tích đất nông nghiệp không nhiều nhưng lại có giá trị thu nhập bình quân trên đơn vị canh tác cao.

Để đạt tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt 4,1% trong năm 2020, Đan Phượng cần xây dựng kịch bản tăng trưởng chi tiết hơn, tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp lợi thế như trồng hoa, cây ăn quả và chăn nuôi lợn. Huyện cũng cần gặp gỡ các doanh nghiệp, HTX để đốc thúc, chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất, bảo đảm tốc độ tăng trưởng.

Với những kiến nghị của huyện, Sở NN-PTNT sẽ tổng hợp, tham mưu UBND thành phố để có hỗ trợ cụ thể.

Theo Thúy Vi/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập681
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm680
  • Hôm nay47,649
  • Tháng hiện tại706,976
  • Tổng lượt truy cập93,084,640
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây