Học tập đạo đức HCM

Gia Lai: Vườn bơ năm nào cũng sai trĩu quả, vẫn đào bỏ hiến hơn 1.500m2 đất cho làng làm đường

Thứ ba - 30/06/2020 19:46
Đó là chị Trần Thị Sen (thôn 6, xã Ia Blang, huyện Chư Sê, Gia Lai), người phụ nữ hiến hơn 1.500m2 đất để làm đường nối thông qua huyện Chư Pưh. Trong đó, có hơn 70 trụ tiêu đang thu hoạch và 2 hàng bơ xanh tốt. Ngoài ra, chị Sen còn là một tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi.
Gia Lai: Vườn bơ năm nào cũng sai trĩu quả, vẫn đào bỏ hiến hơn 1.500m2 đất cho làng làm đường

Về tới xã Ia Blang, hỏi nhà chị Sen hiến đất làm đường không ai là không biết đến. Người phụ nữ cùng chồng quyết định đào bỏ 70 trụ tiêu sắp thu hoạch cùng 2 hàng bơ đang tươi tốt để hiến hơn 1.500m2 đất làm đường.

Theo chị Võ Thị Hồng Gấm - Chủ tịch hội LHPN xã Ia Blang cho biết, ngay sau khi xã Ia Blang có chủ trương hiến đất mở đường nối thông xã Ia Blang đi qua xã Ia Ròng (huyện Chư Pưh). Con đường này mở ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại và trao đổi hàng hóa.

Người phụ nữ đào bỏ tiêu, bơ hiến hơn 1.500m2 đất làm đường - Ảnh 1.

Vị trí chị Sen đào tiêu và bơ để hiến 1.500m2 đất làm đường nối thông từ xã Ia Blang qua xã Ia Ròng

Thế nhưng, khi thực hiện không đơn giản chút nào, đặc biệt là khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng. Ngay sau khi nghe chủ trương của xã, mặc dù trên diện tích đất nông nghiệp của gia đình chị Sen đang có tiêu phát triển tốt và cho thu nhập cao. Nhưng vì sự phát triển của địa phương, vì lợi ích của chính gia đình mình và nhân dân trong thôn, chị Sen đã bàn với chồng hiến hơn 1.500m2 đất cho xã làm đường.

Trò chuyện với chúng tôi, chị Sen chia sẻ: "Tiền thì ai mà chẳng muốn, giàu thì ai mà chẳng ham. Nhưng làm đường thì mọi người, ai cũng được đi. Xã có đường lớn đi có phải thích hơn không. Mất mấy hàng tiêu, hàng bơ nhưng đổi lại làm đẹp cho địa phương, nhà mình cũng có đường to hơn rộng hơn mà. Tội gì mà không hiến các cháu".

Người phụ nữ đào bỏ tiêu, bơ hiến hơn 1.500m2 đất làm đường - Ảnh 2.

Vườn sầu riêng của gia đình chị Sen mỗi năm thu về từ 75 - 100 triệu đồng

Ngay sau khi bàn bạc với chồng, chị Sen đã tự nguyện đào bỏ 70 trụ tiêu và 2 hàng bơ để cho xã mở đường. Tổng cộng diện tích đất chị hiến là hơn 1.500m2 nhưng không đòi hỏi đồng nào tiền bồi thường. Không chỉ là người phụ nữ hiến đất làm đường, chị còn là một tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi, khi sở hữu vườn cây ăn quả hàng trăm triệu.

Người phụ nữ đào bỏ tiêu, bơ hiến hơn 1.500m2 đất làm đường - Ảnh 3.

Giống sầu riêng thái, loại giống mà chị ưa chuộng vì sản lượng cao

Theo đó, năm 2003 hai vợ chồng, cùng hai con rời mảnh đất Đak Lak sang Gia Lai lập nghiệp và quyết định trồng cà phê và tiêu.

 "Tuy nhiên, hai loại cây này không cho lợi nhuận cao. Thêm vào đó, tiêu thì chết rũ nên năm 2007 tôi quyết định tìm hiểu và trồng cây ăn trái là bơ Booth. Không ngờ sau 3 năm, lợi nhuận từ bơ booth mang về cho gia đình tôi khá cao. Vì là hộ tiên phong trong việc mang giống bơ Booth về trồng nên chỉ với 6 sào bơ Booth tôi đã thu về hơn 300 triệu đồng/ năm. Như năm ngoái vườn bơ Booth của tôi cho thu về 280 triệu", chị Sen kể lại.

Người phụ nữ đào bỏ tiêu, bơ hiến hơn 1.500m2 đất làm đường - Ảnh 4.

Vườn bơ sai trĩu của người phụ nữ đảm đang

Ngoài thu nhập từ bơ booth, vườn của chị còn có gần 100 gốc bơ thường, 70 gốc sầu riêng (mỗi năm thu từ 75-100 triệu đồng). Như năm nay, mới thu được 2/3 vườn bơ thường nhưng chị Sen đã thu về gần 100 triệu còn bơ Booth thì chưa thu hoạch.

Người phụ nữ đào bỏ tiêu, bơ hiến hơn 1.500m2 đất làm đường - Ảnh 5.

Để chống ruồi vàng, chị Sen đã thiết kế các chai nhựa có đường, thuốc treo bên cạnh thân cây

Chia sẻ về bí quyết làm giàu từ cây ăn trái như bơ và sầu riêng, chị Sen tiết lộ: "Quan trọng nhất vẫn là phân và tưới nước đều đặn, cây nào cũng vậy thôi. Riêng đối với bơ, nếu hay rụng trái cần phải bơm thuốc chặn đọt. Nói chung không được học hành nhiều nên tôi chị biết áp dụng theo cách truyền thống thôi, thế mà quả vẫn trĩu cành".

Người phụ nữ đào bỏ tiêu, bơ hiến hơn 1.500m2 đất làm đường - Ảnh 6.

Riêng 50 cây bơ Booth, mỗi năm chị Sen đã thu về hơn 300 triệu

Nhận xét về chị Sen, chị Gấm cho hay: "Chị Sen không những là một tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi. Mà chị còn thay đổi nhận thức cũng như nâng cao trách nhiệm của mỗi công dân, góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển địa phương ngày càng giàu mạnh. Ngoài ra, chị Sen còn là người tạo công ăn việc làm cho hàng chục người mỗi khi vụ mùa đến…".

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập149
  • Hôm nay16,266
  • Tháng hiện tại462,819
  • Tổng lượt truy cập92,840,483
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây