Học tập đạo đức HCM

Gia Lâm xây dựng vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp

Thứ ba - 30/06/2020 18:33
Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Nguyễn Ngọc Thuần cho biết, hiện nay, huyện đang triển khai kế hoạch thực hiện Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo vùng nông nghiệp chuyên canh và quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp năm 2020.
Xây dựng vùng sản xuất chuyên canh
 
Phó Chủ tịch UBND huyện cũng cho biết, giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do huyện quản lý ước tăng 6,85%, giảm 3,52% mức tăng so với cùng kỳ năm 2019. Trong 6 tháng đầu năm 2020, công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 1.518,3 tỉ đồng, bằng 51,4% dự toán Thành phố và huyện giao, bằng 195,5% so với cùng kỳ năm trước.
 
Phần do huyện thu ước đạt 1.497,2 tỉ đồng, bằng 50,8% dự toán Thành phố và huyện giao, bằng 192,8% so với cùng kỳ năm trước. Tổng chi NSNN thực hiện 6 tháng đầu năm 2020 đạt 1.109,6 tỉ đồng, bằng 33,9% dự toán giao, bằng 132,9% so với cùng kỳ năm trước.
 
dsc_9483.JPG
Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Nguyễn Ngọc Thuần

Theo ông Nguyễn Ngọc Thuần, hiện nay, huyện Gia Lâm đang triển khai kế hoạch thực hiện Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo vùng nông nghiệp chuyên canh và quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp năm 2020. Để thực hiện được Đề án này UBND huyện đã đề ra những biện pháp cụ thể.
 
Trước mắt, huyện xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp, trong đó có vùng sản xuất nông nghiệp bằng phương pháp hữu cơ, tạo sản phẩm nông nghiệp sạch, ứng dụng các khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo hiệu quả, năng suất, chất lượng cao, tăng giá trị cho sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó, huyện vẫn xây dựng những vùng sản xuất nông nghiệp truyền thống, để đáp ứng được nhu cầu và điều kiện của người nông dân.
 
gia-lâm.jpg
Mô hình trồng rau chất lượng cao tại Gia Lâm 

Tại những vùng chuyên canh nông nghiệp này, UBND huyện sẽ có những hỗ trợ cho người nông dân máy móc, phương tiện, giống để bà con chuyển đổi cây trồng, áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật vào trồng trọt bằng phương pháp hữu cơ.
 
Ông Thuần cũng cho biết thêm, UBND huyện đã hỗ trợ cho các hộ dân tại những vùng này giàn tưới nước tự động, giàn trồng cây, hệ thống trồng cây thủy canh… để nâng cao giá trị sản phẩm.
 
Hỗ trợ để người dân thoát nghèo
 
Một trong những thành tựu mà huyện Gia Lâm đạt được trong thời gian qua, đó là toàn huyện không có hộ nghèo theo chuẩn mới từ năm 2019.
 
Phóng viên Kinh tế nông thôn đặt câu hỏi cho lãnh đạo huyện Gia Lâm cách làm của chính quyền để huyện không còn hộ nghèo từ năm 2019.
 
Ông Nguyễn Ngọc Thuần cho biết, theo 11 tiêu chí để đánh giá hộ nghèo, trong đó có tiêu chí phải là người không còn sức lao động. Muốn giải quyết được dứt điểm hộ nghèo, Gia Lâm đã có cách làm riêng của mình bằng cách hỗ trợ.
 
Huyện đã hỗ trợ những hộ nghèo không còn sức lao động bằng một khoản kinh phí để duy trì cuộc sống, bằng cách tặng cho các hộ nghèo một cuốn sổ tiết kiệm, để hàng tháng các hộ nghèo này có thể rút tiền lãi từ sổ tiết kiệm này chi tiêu.

 
unnamed.jpg
Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo ở Gia Lâm

Vận động các đơn vị, doanh nghiệp, các hộ gia đình có điều kiện khác ủng hộ, giúp đỡ các hộ nghèo bằng mọi hình thức để thoát nghèo bền vững. Đây là những biện pháp mà huyện đang thực hiện, với biên pháp này, năm 2019, huyện Gia Lâm đã xóa được hộ nghèo.
 
Gia Lâm là địa phương được Thành phố Hà Nội đánh giá là có nhiều tiềm năng và đứng đầu trong công tác xây dựng Nông thôn mới, vừa qua Đảng bộ huyện Gia Lâm đã được thành phố lựa chọn làm đại hội điểm cho các đại hội cấp trên cư sở, với những thành tựu đáng khích lện trong thời gian vừa qua, nhất định chính quyền Huyện sẽ thành công trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo.

Trong 5 năm qua, Đảng bộ huyện Gia Lâm đã phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI với nhiều kết quả nổi bật và những đột phá quan trọng. Các chỉ tiêu cơ bản về kinh tế đều đạt và vượt kế hoạch. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do huyện quản lý tăng bình quân hàng năm 11,03% (chỉ tiêu từ 11-12%). Thu nhập bình quân đầu người đạt 62,5 triệu đồng/người/năm, tăng 29,3 triệu đồng so với đầu nhiệm kỳ.

Công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với phát triển đô thị được tập trung chỉ đạo quyết liệt, đạt hiệu quả cao. Đến nay, 20/20 xã được công nhận xã NTM, huyện Gia Lâm được công nhận huyện NTM và cơ bản hoàn thành các tiêu chí đô thị để thành lập quận (đạt 24/27 tiêu chí).

Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chí gia đình văn hóa đạt 93,1%; tỷ lệ thôn, làng văn hóa đạt 92,1%; tỷ lệ tổ dân phố văn hóa đạt 87,5%. Hiện, huyện Gia Lâm không còn hộ nghèo.

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lâm lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nhấn mạnh mục tiêu của nhiệm kỳ tới là đưa huyện Gia Lâm trở thành quận, định hướng đến năm 2030 là đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại.

"Mọi sự phát triển, từng công trình, dự án phải xuất phát từ lợi ích nhân dân, mang lại lợi ích cho nhân dân. Cùng với đó, huyện cần đi tắt, đón đầu trong các lĩnh vực quản trị đô thị thông minh, phát triển các ngành nghề trên nền tảng công nghệ 4.0", Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ gợi mở.

Đặc biệt, quá trình phát triển đô thị phải gắn với phát triển kinh tế đô thị, gắn bó hài hòa, hữu cơ với phát triển nông thôn, cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn. "Tránh tình trạng nhà cao, cửa rộng, phố xá sạch sẽ, trông rất hoành tráng nhưng thu nhập bình quân đầu người lại thấp", Bí thư Thành ủy lưu ý.

"Đảng bộ và nhân dân Gia Lâm cần nhận thức và luôn có ý thức sâu sắc, đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng huyện Gia Lâm thành quận. Đây là thời cơ và cơ hội thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của huyện", Bí thư Thành ủy nêu rõ.

Theo Ngọc Thủy/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập310
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm309
  • Hôm nay55,700
  • Tháng hiện tại871,445
  • Tổng lượt truy cập88,226,515
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây