Học tập đạo đức HCM

Giám đốc HTX trẻ năng động

Thứ năm - 16/07/2020 18:38
Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Thanh niên Lâm Thượng (Lục Yên - Yên Bái) Phạm Hải Chiều đã gặt hái được nhiều thành công, với doanh thu mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng, tạo nhiều công ăn việc làm cho đoàn viên, thanh niên.
tr16.jpg
Anh Phạm Hải Chiều (bên phải) tham quan mô hinh nuôi Thỏ vệ tinh của Hợp tác xã.

Trải qua nhiều khó khăn khi quyết định nuôi thỏ, đến nay, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Thanh niên Lâm Thượng (Lục Yên - Yên Bái) Phạm Hải Chiều đã gặt hái được nhiều thành công, với doanh thu mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng, tạo nhiều công ăn việc làm cho đoàn viên, thanh niên.

Bỏ nghề giáo về quê nuôi thỏ

Phạm Hải Chiều sinh năm 1986, tốt nghiệp chuyên ngành Giáo dục thể chất, Trường Đại học sư phạm Hải Phòng năm 2009. Đầu năm 2011, chàng trai trẻ Phạm Hải Chiều nộp đơn tình nguyện lên công tác tại trường Tiểu học Mồ Sì Sàn, xã Mồ Sì Sàn (Phong Thổ, Lai Châu) - một xã vùng xâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, cách nhà hơn 400km. Sau 5 năm gắn bó với nghiệp giáo dục, năm 2016, anh quyết định về quê hương Lâm Thượng gánh vác khó khăn của gia đình.

Với quyết tâm không cam chịu đói nghèo, sau một thời gian tìm kiếm và đến tận nơi học hỏi nhiều mô hình chăn nuôi khác nhau, Chiều nhận thấy, nuôi thỏ là phù hợp nhất vì Thỏ là con vật dễ nuôi, vốn đầu tư không lớn, đầu ra khá ổn định và anh đã có kinh nghiệm chăn nuôi gần chục năm khi còn ở nhà.

Được chính quyền địa phương và bạn bè ủng hộ, tháng 4/2017, Chiều quyết định đầu tư xây dựng chuồng trại và nuôi khởi điểm 50 con thỏ sinh sản. Đàn thỏ phát triển tốt, cứ 45 ngày lại cho một lứa, mỗi lứa được 6-8 con/mẹ; đến tháng 10/2017 tổng đàn thỏ của anh ổn định mức 500 con và bắt đầu cho thu nhập khoảng 5 triệu đồng/tháng.

Thành lập HTX

Với những bước tiến vững chắc, tháng 3/2018, Chiều quyết định thành lập HTX Thanh niên Lâm Thượng, chuyên cung cấp con giống và bao tiêu thỏ thương phẩm cho các hộ chăn nuôi.

Thấy mô hình hoạt động của HTX có nhiều triển vọng, Tỉnh đoàn – Hội LHTN tỉnh Yên Bái và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Yên đã tạo thuận lợi để HTX Thanh niên Lâm Thượng  tiếp cận và sử dụng vốn vay ưu đãi 120 với số tiền 150 triệu đồng vào mục đích đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

Có nguồn vốn trên, Chiều bắt tay ngay vào nâng cấp chuồng trại, phát triển thỏ giống và liên kết đầu tư với các hộ thành viên, hộ vệ tinh chăn nuôi thỏ, tạo vùng nguyên liệu cho HTX. Ngay trong năm 2018, doanh thu từ nuôi thỏ của HTX đạt 350 triệu đồng, trừ  chi phí, lãi hơn 100 triệu đồng. Năm 2019, HTX đã có quy mô tổng đàn 2.500 con thỏ, tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động và 2 lao động thời vụ, mỗi lao động có thu nhập 5 triệu đồng/tháng.

tr17.jpg
Anh Chiều giới thiệu máy sấy măng do huyện Lục Yên hỗ trợ cuối năm 2019. Ảnh: PNN

Đến nay, HTX đã có 8 trang trại thành viên với tổng đàn trên 5.000 con tại địa phương.

Đến thăm trang trại nuôi thỏ vệ tinh HTX Thanh niên Lâm Thượng của anh Hoàng Văn Soi (thôn Kèn Trọ, xã Lâm Thượng), chúng tôi thấy khu chuồng nuôi được xây dựng kiên cố, hiện đại với hệ thống quạt gió, giữ ấm, làm mát và nền chuồng bằng xi măng bảo đảm vệ sinh. Khu nuôi được chia tách khoa học với khu dành cho thỏ hậu bị và khu nuôi thỏ sinh sản.

Sau hơn 1 năm thực hiện chăn nuôi thỏ vệ tinh, anh Soi đã có tổng đàn khoảng 500 con. Nhờ được hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh, thức ăn và bao tiêu toàn bộ thỏ thương phẩm, quá trình nuôi khá thuận lợi, trừ chi phí, anh Soi thu về hơn 40 triệu đồng/năm.

“Nhờ được anh Chiều chỉ bảo, hướng dẫn cụ thể, bao tiêu toàn bộ thỏ thương phẩm nên tôi chỉ chuyên tâm nuôi thỏ và sẽ mở rộng quy mô thời gian tới”, anh Soi chia sẻ.

Ngoài ra, HTX còn đảm bảo chủ động nguồn hàng thỏ thương phẩm dồi dào cung ứng cho HTX Thanh niên Tân Linh ở Thái Nguyên, nguyên liệu phục vụ cho HTX dự kiến mở rộng sang sơ chế, đóng gói một số sản phẩm từ thịt thỏ có gia vị và hướng dẫn sử dụng chi tiết đi kèm từ giữa năm 2020, như: thỏ nướng, thỏ rán, xúc xích thỏ, lạp sườn thỏ...

Tổng doanh thu của HTX năm 2019 đạt hơn 1 tỷ đồng, trừ chi phí, lợi nhuận đạt trên 20%. Anh Chiều chia sẻ: “Mình trẻ, lại thấy nhiều thanh niên quê hương gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, vì vậy, sau khi thành lập HTX được mọi người ủng hộ nên đã phát triển các vệ tinh trong và ngoài huyện, giúp thanh niên cải thiện đời sống và vươn lên từ mô hình này”.

Quê Chiều có măng mai, một đặc sản thế mạnh nhưng tiêu thụ chưa nhiều. Để nâng cao giá trị cho sản phẩm, từ cuối năm 2019, HTX kết nặp thêm 15 thành viên, tổ chức mở rộng sản xuất măng mai theo chuỗi giá trị. Theo đó, HTX xây dựng vườn ươm giống và đầu tư nồi luộc măng công suất lớn. Thấy HTX làm ăn hiệu quả, huyện Lục Yên hỗ trợ một máy sấy măng công suất 150-200kg/lần sấy và kinh phí thiết kế, in ấn bao bì đóng gói măng.

Mô hình tiêu biểu

Qua những nỗ lực của bản thân trong phát triển Hợp tác xã với mô hình nuôi thỏ, anh Phạm Hải Chiều đã được các cấp khen thưởng như Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến vì đã có thành tích tiêu biểu trong phong trào thanh niên khởi nghiệp ở vùng dân tộc thiểu số năm 2018; Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Lục Yên vì có thành tích trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; giải ba cuộc thi ý tưởng, dự án thanh niên khởi nghiệp tỉnh Yên Bái năm 2017 của BCH Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Yên Bái trao năm 2017…

Anh Hoàng Khí Phách, Bí thư đoàn xã Lâm Thượng, khẳng định: “HTX Thanh niên Lâm Thượng do đoàn viên thanh niên Phạm Hải Chiều làm Giám đốc là mô hình tiêu biểu của Đoàn xã từ 2 năm trở lại đây, không chỉ phát triển, HTX đã tạo nhiều việc làm cho đoàn viên thanh niên, đây là hướng đi đúng đắn góp phần thúc đẩy phong trào thanh niên phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương”.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả song hiện nay HTX còn gặp nhiều khó khăn về huy động nguồn vốn, mở rộng mô hình. Nhưng với quyết tâm cao cùng sự đoàn kết của các thành viên, HTX Thanh niên Lâm Thượng sẽ mở rộng quy mô chăn nuôi và ngày càng phát triển.

Theo Khắc Điệp/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập193
  • Hôm nay10,444
  • Tháng hiện tại345,185
  • Tổng lượt truy cập92,722,849
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây