Mô hình chuyển đổi đất lúa sang trồng rau màu: Tại xã An Sơn, huyện Nam Sách, hiện có khoảng 40 hộ chuyên trồng mùi tàu với diện tích trên 10 ha, sau khi trồng từ 5-6 tháng, mỗi sào cho thu hoạch từ 2,5 - 3 tấn/năm. Mô hình trồng dưa hấu tại thôn Mạc Bình xã Thái Tân cũng là một cây trồng chủ lực tại địa phương để phát triển kinh tế. Từ nhiều vụ nay, thôn Mạc Bình (huyện Nam Sách) duy trì diện tích trồng dưa hấu khoảng 50 ha với trên 20 hộ sản xuất. Ngoài ra, các mô hình trồng su hào, cải bắp, súp lơ tại các xã Lê lợi, Phạm Trấn, Đoàn Thượng,.... huyện Gia Lộc. Mô hình trồng cà chua tại xã An Thượng - TP Hải Dương và mô hình trồng củ đậu tại khu C huyện Kim Thành đều cho năng suất và lợi nhuận cao.
Mô hình chuyển đổi đất lúa sang trồng cây chuối: Mô hình trồng chuối xã Thanh Khê - Thanh Hà với hơn 50 ha chuối trồng theo tiêu chuẩn VietGap. Các xã: Tân Quang, Quang Khải, huyện Tứ Kỳ cũng là địa phương có diện tích trồng chuối lớn trong tỉnh. Người dân địa phương đã chuyển đổi từ những diện tích lúa trũng kém hiệu quả sang trồng chuối. Đến nay toàn huyện Tứ Kỳ có khoảng 332 ha chuối, riêng xã Quang Khải có hơn 25 ha, mỗi năm đạt 40 tấn chuối/ha.
Mô hình chuyển đổi đất lúa sang trồng cây bưởi: Huyện Thanh Hà có gần 200 ha chuyên trồng bưởi đào và được trồng nhiều nhất ở xã Thanh Hồng khoảng 120 ha, xã Thanh Cường 20 ha, Hợp Đức 20 ha,.... Riêng xã Thanh Hồng có gần 2.000 hộ gia đình trồng bưởi, tập trung chủ yếu ở thôn Lập Lễ khoảng 70%. Giống bưởi đào Thanh Hồng có khả năng sinh trưởng tốt, chống chịu sâu bệnh cao, năng suất ổn định, độ đồng đều quả cao, dễ tiêu thụ, cho tổng thu 500-800 triệu đồng/ha.
Mô hình chuyển đổi đất lúa sang trồng cây ổi: tại huyện Thanh Hà, xã Liên Mạc có trên 404 ha và xã Thanh Xuân có trên 300 ha có 60 ha trồng ổi theo quy trình VietGAP, xã Hiệp Lực, huyện Ninh Giang có trên 100 ha trồng ổi, đã xây dựng được vùng ổi VietGAP rộng 40 ha. So với cấy lúa, trồng ổi cho thu nhập cao gấp 9-10 lần.
Mô hình chuyển đổi đất lúa sang trồng củ ấu: Xã Hưng Long, huyện Ninh Giang đã tận dụng ruộng trũng, đầm, ngòi để thả ấu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Toàn xã hiện có hơn 50 hộ trồng ấu với diện tích gần 20 ha. Thời gian tới, Hưng Long phấn đấu mở rộng diện tích trồng ấu thêm 5 ha, trung bình 1 ha cây ấu cho thu 120-150 triệu đồng, trừ chi phí lãi 50-70 triệu đồng/ha.
Mô hình chuyển đổi đất lúa sang trồng sắn dây: huyện Kinh Môn có hơn 310 ha trồng sắn dây tập trung ở các xã Thượng Quận, An Phụ, Lạc Long, Thăng Long, Long Xuyên, Duy Tân... Hiện tại, trên địa bàn huyện Kinh Môn đã có 10 cơ sở chế biến bột sắn dây. Bột sắn dây Kinh Môn đã đạt Thương hiệu vàng nông nghiệp năm 2018 và là sản phẩm tiêu biểu của huyện.
Mô hình chuyển đổi đất lúa sang trồng cam: Tập trung tại xã Thất Hùng, thị xã Kinh Môn với diện tích 46 ha, trong đó có 35 ha được trồng, chăm sóc theo quy trình VietGAP. Ngoài ra, một số xã các huyện Cẩm Giàng, Thanh Miện cũng chuyển đổi một số diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cam, trung hình 1 ha trồng cam cho thu 700 - 800 triệu đồng, thu lãi 300-350 triệu đồng/ha.
T.Hiền/https://www.mard.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã