Học tập đạo đức HCM

Hái ra tiền nhờ áp dụng kỹ thuật ép na ra trái nghịch vụ

Thứ tư - 16/12/2020 18:13
Nhờ áp dụng quy trình VietGAP, người dân xã An Sinh (thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) đã đưa ra thị trường những trái na dai trái vụ chất lượng, thơm ngon.

Na trái vụ đã trở thành cây trồng mang lại lợi ích kinh tế cao cho nhà vườn nơi đây.

t14.JPG
 
Ông Phạm Văn Nhần bên vườn na trái vụ của gia đình.

Na mọc từ thân cây

Về xã An Sinh những ngày cuối năm, bạn sẽ gặp những cây na quả sai trĩu cành trên khắp các sườn đồi, đã trở thành hình ảnh đẹp, mang đậm nét đặc trưng từ hàng chục năm nay của vùng quê này. Nơi đây có lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, loại đất màu đỏ son, tơi xốp giúp cây na phát triển tốt.

Ngoài ra, bà con áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong canh tác để nâng cao năng suất, chất lượng.  Đặc biệt, với kỹ thuật cắt cành để ép cho na dai ra quả gối vụ từ thân cây, người dân xã An Sinh đã học hỏi, thử nghiệm, điều chỉnh sự sinh trưởng của cây để kéo dài thời gian cây cho quả.

Để na cho quả trái vụ, cần áp dụng các biện pháp như: Cắt tỉa cành để cây được trẻ hóa, thường xuyên đâm chồi mới, ra hoa; thụ phấn nhân tạo và đặc biệt là chủ động nguồn nước tưới, đảm bảo đất luôn ẩm.

Ông Phạm Văn Nhần ở thôn Tam Hồng, chia sẻ, ở vụ na chính vụ, sau khi ăn Tết Nguyên đán, nhà tôi bắt đầu cắt bỏ toàn bộ cành. Khoảng 2 tháng sau, cây na mới bắt đầu có nụ, ra hoa, kết trái. Na chính vụ cho thu hoạch từ tháng 7 - 9 âm lịch. Nhưng muốn thu hoạch na trái vụ vào cuối năm thì cần phải ép để ra quả gối vụ bằng cách cắt tỉa cành. Na bị cắt cành khiến dinh dưỡng bị ứ lại, dồn về thân sẽ cho chồi lộc, đơm hoa ngay trên thân cây. Khi đó, tùy thuộc vào sức khỏe của cây, chủ động thụ phấn, khống chế số lượng quả cho phù hợp.

t15.JPG
 

Bằng các biện pháp kỹ thuật, người nông dân dân đã cắt tỉa, kéo dài mùa vụ thu hoạch na.

Theo ông Nhần, mùa na gối vụ sẽ cho thu hoạch vào tháng 9 – 11 âm lịch, nhờ kỹ thuật này, thời gian thu hoạch na muộn hơn, năng suất, chất lượng cao hơn, bán được giá hơn. Sản phẩm na trái vụ của bà con thu hoạch đến đâu được thương lái thu mua hết.

Nâng cao năng suất

Nếu như na chính vụ rơi vào khoảng tháng 7 - 8 âm lịch, thì thời điểm này (đầu tháng 11), những trái na dai trái vụ mới đang được thương lái thu mua rầm rộ. Thời gian thu hoạch na trái vụ kéo dài 2 - 3 tháng, có thể đến tháng 12 âm lịch. Do sản lượng ít nên tiêu thụ nhanh, giá bán cao gấp 1,5-2 lần so với na chính vụ.

Theo ông Phạm Văn Nhần, hầu hết người dân xã An Sinh đều trồng na theo quy trình VietGAP. Na sạch, lại thu hoạch trái vụ nên giá bán khá cao, 30.000 - 35.000 đồng/kg, na chính vụ chỉ bán được giá 20.000 đồng/kg.

“Với 1 mẫu  (1 mẫu Bắc Bộ = 3.600m2) na, sản lượng cho thu hoạch khoảng 4 tấn quả, sau khi trừ chi phí, gia đình thu lãi 40 triệu đồng. Na trái vụ thơm, ngọt lại bảo quản được lâu hơn do mùa này nhiệt độ ngoài trời thấp hơn, cùng với áp dụng quy trình VietGAP nên chất lượng được đảm bảo, mẫu mã đẹp, được khách hàng ưa chuộng. Không chỉ có khách hàng đến vườn mua mà nhiều người ở xa còn đặt hàng online nên việc tiêu thụ cũng dễ dàng hơn”, ông Nhần cho biết thêm.

Anh Nguyễn Công Huy phấn khởi chia sẻ, gia đình trồng hơn 3 mẫu na, dự kiến năm nay thu  hơn 10 tấn, với giá thu mua ổn định như hiện nay (35.000 đồng/kg), trừ chi phí, lãi khoảng 100 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó chủ tịch UBND xã An Sinh, cho biết: An Sinh là xã miền núi, nhân dân sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và trồng cây ăn quả, trồng rừng và chăn nuôi. Xã hiện có 448ha na. 5 năm trở lại đây, người dân trong xã tập trung điều chỉnh để na ra trái vụ. Quá trình để na ra trái vụ cũng tuỳ từng vườn, từng nhà, vườn nào thưa quả thì mới làm trái vụ hoặc cách 1 năm thực hiện 1 năm.

“Xã rất quan tâm đến việc trồng na của người dân. Chúng tôi đã hỗ trợ xây dựng các mô hình na VietGAP, đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm (Nhà nước 50%, nhân dân 50% kinh phí). Có hệ thống tưới thuận lợi, bà con tiết kiệm được sức lao động, cây trồng đủ nước cho năng suất cao hơn. Hiện, na của địa phương được xuất bán đi nhiều tỉnh, thành như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hoá… Nhờ việc đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng na nên nhiều hộ có thu nhập cao, ổn định, bình quân đạt 57 triệu đồng/người/năm”, ông Thắng cho biết thêm.

Với nhiều địa phương trên địa bàn thị xã Đông Triều, na dai đã và đang là cây trồng chủ lực, giúp người nông dân giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Để loại cây trồng này phát triển với năng suất và chất lượng cao hơn, từ năm 2012, sản phẩm na dai đã được triển khai xây dựng thương hiệu với mong muốn nâng cao giá trị thu nhập cho người nông dân, từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường.

Theo Tam Anh - Phạm Trang/kinhtenongthon.vn
https://kinhtenongthon.vn/hai-ra-tien-nho-ap-dung-ky-thuat-ep-na-ra-trai-nghich-vu-post39591.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập212
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm205
  • Hôm nay43,155
  • Tháng hiện tại1,297,946
  • Tổng lượt truy cập88,653,016
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây