Học tập đạo đức HCM

XDNTM ở Thanh Trì: Hướng tới đồng bộ, hiện đại

Thứ tư - 16/12/2020 06:29
Huyện Thanh Trì (Hà Nội) có 15/15 xã đã về đích nông thôn mới (NTM) tháng 9/2017.

Song, chính quyền và người dân nơi đây vẫn tiếp tục củng cố hạ tầng, nâng cao đời sống người dân, đưa địa phương trở thành một trong những đơn vị vững mạnh ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô.

t26.JPG
 
 

Thu nhập cao từ ứng dụng công nghệ mới

Anh Nguyễn Văn Thiêm (thôn Đại Áng, xã Đại Áng) cho biết, gia đình anh đã áp dụng mô hình nuôi cá “sông trong ao” từ đầu năm 2019 đến nay, chủ yếu nuôi các loại cá truyền thống như:  chép, rô phi, trắm, trôi, chim trắng; bình quân 2 lứa/năm Đầu ra là các bếp ăn tập thể, trường học trên địa bàn huyện.

Năm 2019, gia đình anh xuất 2 lứa, lứa đầu 120 tấn; lứa thứ 2 khoảng 130 tấn, tổng thu nhập trên 5 tỷ đồng. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid -19, học sinh nghỉ học nhiều, đầu ra không thuận lợi nên anh chỉ nuôi 1 vụ, thu được khoảng 160 tấn, doanh thu 3,4 tỷ đồng.  Dự kiến, năm 2021 tiếp tục nuôi 2 vụ, bình quân 150 tấn/vụ.

Đặc biệt, nuôi cá theo công nghệ “sông trong ao” tạo được dòng chảy trong các máng nuôi, giúp cá khoẻ mạnh, kiểm soát được dịch bệnh, việc chăm sóc cũng dễ dàng hơn. Ngoài ra, còn có ưu điểm nuôi được mật độ cao, cá sạch, chất lượng thịt thơm ngon. Dễ đánh bắt, từ vài tạ đến vài tấn đều thuận lợi, cần ít người khi thu hoạch. Đáp ứng nhanh nhu cầu người tiêu dùng, không vất vả như nuôi theo phương thức truyền thống. 

Đồng hành với những hộ chăn nuôi, bà con tham gia mảng trồng trọt cũng áp dụng công nghệ cao, tân tiến, giúp tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm và giảm được sức lao động.

Anh Nguyễn Mạnh Hồng, Giám đốc HTX Nông nghiệp Công nghệ cao Đức Phát (xóm 10, xã Yên Mỹ) cho biết, năm 2017, anh đầu tư trồng rau thuỷ canh trên giàn hồi lưu 2.600m2. Trong đó có 1.000m2 dưa lưới, còn lại là các chậu rau thuỷ canh mùa nào thức ấy như: rau cải, rau muống, mồng tơi, mướp, rau dền.

Do mới đưa vào sản xuất nên những năm đầu khó tiêu thụ, 2 năm trở lại đây, đã có Công ty An Phát tại địa phương, chuyên thu mua và cung cấp cho các cơ quan, trường học trên địa bàn. Dưa lưới 3.800 cây, cung cấp theo mùa vụ, bình quân 1,5 quả/kg/cây, giá bán tại ruộng 50.000 đồng/kg. Đầu ra là địa bàn Thanh Trì và một số huyện liền kề.

“Thời điểm khởi nghiệp 2017 – 2018, tôi chưa tìm được đầu ra ổn định, lại gặp khó về hạt giống, cây giống. Từ cuối năm 2018 đến nay, vừa làm, vừa mày mò học hỏi nên dần ổn định. Đặc biệt, đầu năm 2020, mặc dù thời điểm này xuất hiện dịch Covid - 19, song các loại rau sạch của HTX rất “có giá”. Ví như: xà lách 50.000 đồng/kg, rau cải 30.000 đồng/kg, rau muống 25.000 - 30.000 đồng/kg”,  anh Hồng cho biết thêm.

t27.JPG
 

Mô hình nuôi cá sông trong ao ở Đại Áng.

Được biết, Thanh Trì hiện có 140ha rau an toàn, trong đó có 109ha  VietGAP. Có 2 nhà sơ chế đã đi vào hoạt động, tổ chức sản xuất theo chuỗi, đảm bảo ATTP với sản lượng ước đạt 1,5 tấn rau/ngày. Ngoài ra, còn có mô hình rau thủy canh ứng dụng công nghệ cao (xã Yên Mỹ), bình quân một năm thu hoạch 8 - 10 lứa, ước đạt 800 triệu đồng, cao hơn trồng rau thường 20 lần. Hiện, đã lấy mẫu rau đi kiểm tra, tất cả  đều đảm bảo tiêu chí ATTP.

Tiếp tục XDNTM nâng cao

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Tuyết Anh, Trưởng phòng Kinh tế huyện Thanh Trì, cho biết: “Hàng năm, Thanh Trì đã dành 5 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển nông nghiệp, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất.  Ví như, mô hình nuôi cá thâm canh, áp dụng công nghệ cao “sông trong ao", cho thu khoảng 300 tấn/năm, cao hơn 1,8 lần so nuôi truyền thống trên cùng diện tích, doanh thu ước đạt 7 tỷ đồng/năm. Hiện, có thể tăng sản lượng 5 - 7 lần, cao hơn nhiều so với cách nuôi truyền thống.

Đồng thời, quy hoạch ổn định khu trồng cây ăn quả tập trung tại xã Vạn Phúc, hiện, đã chuyển đổi được 140ha cây ăn quả. Cung cấp cho thị trường trên 10.000 cây cam, quất cảnh dịp Tết Nguyên đán, thu lãi trên 300 triệu đồng/ha/năm. Diện tích quả bưởi đạt 280 triệu đồng/ha/năm, cao hơn 6 – 7 lần so với cây ngô”.

Cũng theo bà Tuyết Anh, huyện đang đẩy mạnh Chương trình OCOP. Chủ động phối hợp với thành phố đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, các chủ thể tham gia OCOP, để giải quyết tốt đầu ra cho hàng nông sản, thực phẩm của địa phương.

Tổ chức khảo sát, phân hạng và trình thành phố đánh giá 14 sản phẩm mới dự thi. Tiếp tục hỗ trợ các chủ thể OCOP đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm đã hết thời hạn; nâng cấp sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng hàng năm để dự thi nâng sao.

Đặc biệt, đã hoàn thành 250km đường giao thông nông thôn, và nhiều trục đường quan trọng khác. Ngay sau khi hoàn thành, các tuyến đường trục xã được vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, tạo cảnh quan đẹp. Duy trì 100% số xã cơ bản đạt tiêu chí thủy lợi, giao thông, điện, cơ sở vật chất văn hóa, hạ tầng thương mại nông thôn, thông tin truyền thông, nhà ở dân cư...

Chú trọng sản xuất theo hướng công nghệ cao, gắn liên kết chuỗi để ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Giá trị trồng trọt, thủy sản năm 2020 ước đạt 242 triệu đồng/ha, tăng 1,76 lần so năm 2019.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, ông Chu Phú Mỹ, cho biết: “Giai đoạn 2021-2025, Thanh Trì cần tiếp tục nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Đưa diện mạo NTM thay đổi theo hướng đồng bộ, hiện đại. Hoàn thành 250km đường giao thông nông thôn và nhiều tuyến trục chính quan trọng khác.

Mặt khác, các tuyến đường trục xã, thôn cần đảm bảo vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Duy trì 100% số xã cơ bản đạt tiêu chí thủy lợi, giao thông, điện, cơ sở vật chất văn hóa, hạ tầng thương mại nông thôn, thông tin truyền thông, nhà ở dân cư’’...

Mô hình rau thuỷ canh ở Yên Mỹ.

https://kinhtenongthon.vn/xdntm-o-thanh-tri-huong-toi-dong-bo-hien-dai-post39583.html
Theo Yên Như/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập172
  • Hôm nay55,762
  • Tháng hiện tại612,843
  • Tổng lượt truy cập92,990,507
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây