Học tập đạo đức HCM

Hiện tượng Sơn La

Thứ sáu - 13/11/2020 19:50
Người đứng đầu ngành Nông nghiệp khẳng định Sơn La sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu nông sản 1 tỷ USD mỗi năm, trở thành tỉnh có nhiều nông dân giàu có.
Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường thăm vùng na nguyên liệu tại huyện Mai Sơn, Sơn La hôm 30/9. Ảnh: Nguyễn Yến.

Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường thăm vùng na nguyên liệu tại huyện Mai Sơn, Sơn La hôm 30/9. Ảnh: Nguyễn Yến.

Hiện tượng kinh tế nông nghiệp

Theo ngành NN&PTNT Sơn La, thúc đẩy cơ cấu lại nông nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài. Để tổ chức lại sản xuất, tăng năng suất, sản lượng, nâng cao thu nhập cho nông dân, thời gian qua, ngành NN&PTNT Sơn La đã tích cực triển khai đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

Sau 5 năm thực hiện, Sơn La đang hình thành, phát triển nhiều vùng sản xuất nông sản tập trung, quy mô lớn, tạo tiền đề quan trọng thúc đẩy nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng bền vững.

Ông Nguyễn Thành Công, Giám đốc Sở NN&PTNT Sơn La, cho biết nông nghiệp tỉnh này phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến, tăng cường thâm canh, tăng vụ, ứng dụng các giống mới và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Các cây công nghiệp chủ lực được đầu tư chiều sâu, gắn với thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế. Nhiều cơ chế chính sách mới được ban hành; cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tăng diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp, giảm cây hàng năm trên đất dốc.

Lãnh đạo Sở NN&PTNT Sơn La cho biết, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) của ngành nông nghiệp bình quân/năm giai đoạn 2016 - 2020 dự ước 4,2%, cao hơn 55% so với trung bình của cả nước. Năm 2019, giá trị sản xuất (GTSX) nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (theo giá so sánh 2010) đạt 12.858 tỷ đồng, trong đó: GTSX lĩnh vực trồng trọt 8.289 tỷ đồng, chiếm 64,5% tổng GTSX ngành; GTSX lĩnh vực chăn nuôi 3.291 tỷ đồng, chiếm 25,6%. So với năm 2015, GTSX lĩnh vực trồng trọt tăng 21%; GTSX lĩnh vực chăn nuôi tăng 20%. Giá trị thu hoạch trên ha đất trồng trọt năm 2020 ước đạt 47 triệu đồng/ha, tăng 83% so với năm 2015.

Sở cũng đã tham mưu tỉnh ban hành 6 chính sách và 15 đề án để hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo lập, phê duyệt, rà soát điều chỉnh bổ sung 23 quy hoạch ngành, sản phẩm ngành nông nghiệp, gồm: Quy hoạch chăn nuôi; thủy sản; lâm nghiệp; quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; quy hoạch cánh đồng lớn; nước sạch nông thôn; ngành nghề nông thôn; sắp xếp và bố trí dân cư; phòng chống thiên tai; quy hoạch phát triển cây cao su, cà phê, chè, mía, bông vải, sắn, dược liệu, rau an toàn, quả an toàn, bò sữa, cá tầm.

Những thành quả này từng được Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh đây là “hiện tượng kinh tế nông nghiệp” khi từ một tỉnh chỉ “quanh năm bán sắn, bán ngô” nay đã phát triển mạnh kinh tế rừng, đẩy nhanh phát triển cây công nghiệp, mang lại sức sống hoàn toàn khác biệt.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đánh giá cao việc phát triển, bảo vệ rừng tại vùng trung du, miền núi Bắc bộ, trong đó có Sơn La. Với diện tích 5,27 triệu ha rừng (chiếm 36% diện tích rừng cả nước), vùng được xác định là lĩnh vực có nhiều tiềm năng, lợi thế.

Việc bảo vệ, phát triển rừng của vùng có nhiều chuyển biến tích cực; chất lượng, giá trị rừng trồng được cải thiện; tỷ lệ che phủ rừng tăng từ 50,4% lên 53,5% năm 2019; sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tăng 1,73 lần, đáp ứng khoảng 75 - 80% nguyên liệu phục vụ cho chế biến, xuất khẩu.

"Trong tái cơ cấu nông nghiệp ở vùng này, ta định rõ hướng để khai thác tiềm năng phát triển. Đó là kinh tế rừng, lâm nghiệp ở vùng này là có tiềm năng lợi thế. Thứ hai, kinh tế. Sản phẩm OCOP vùng này có lợi thế; phát triển du lịch gắn với bản sắc dân tộc thì sẽ biến một vùng vốn chưa giàu thành vùng từng bước giàu có. Hiện tượng Sơn La cần được nhân rộng”, Bộ trưởng Cường khẳng định.
Nhà máy chế biến nông sản của Tập đoàn TH tại huyện Vân Hồ, Sơn La. Ảnh: Tùng Đinh.

Nhà máy chế biến nông sản của Tập đoàn TH tại huyện Vân Hồ, Sơn La. Ảnh: Tùng Đinh.

Chuỗi nông sản an toàn

Đến tháng 6/2020 toàn tỉnh Sơn La có 144 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản thủy sản an toàn. Cùng với đó là 50 cơ sở, nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu. Có thể kể đến những cái tên như: Nhà máy chế biến chanh leo, rau, củ, quả xuất khẩu của Tập đoàn Nafoods tại huyện Mộc Châu; Nhà máy Bảo quản và chế biến sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của Tập đoàn IC Food Hàn Quốc tại huyện Vân Hồ; Nhà máy chế biến quả, đồ uống nước hoa quả công nghệ cao của Tập đoàn TH tại huyện Vân Hồ; Nhà máy chế biến rau quả DOVECO Sơn La của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao tại huyện Mai Sơn v.v.

Trước những bước phát triển của Sơn La, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết ông “hoàn toàn tin tưởng” tỉnh sẽ sớm đạt mục tiêu xuất khẩu nông sản trị giá 1 tỷ USD mỗi năm.

Liên quan tới chuỗi nông sản, nguyên Bí thư Sơn La Hoàng Văn Chất cho rằng, tái cơ cấu nông nghiệp đã giúp hình thành nhiều hợp tác xã nông nghiệp, tiền đề để tỉnh này trở thành "hiện tượng Sơn La".

“Chỉ trong thời gian ngắn Sơn La đã có thêm 460 hợp tác xã nông nghiệp kiểu mẫu. Người dân hào hứng bởi họ ý thức rõ nếu không vào hợp tác xã, khó bán được sản phẩm. Vào đây vừa để trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau, vừa giúp nhau chuẩn hóa nông sản từ con giống, vùng trồng, truy xuất nguồn gốc”, ông Chất nói.

Để tạo nên thành công, sự đóng góp của các doanh nghiệp nông sản là không nhỏ. Ông Chất cho biết, từ thời kỳ ông còn là lãnh đạo, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã có chủ trương mời gọi các doanh nghiệp, tập đoàn lớn về đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản ở Sơn La.

Sở NN&PTNT Sơn La cho biết bên cạnh việc phát triển vùng nguyên liệu, nhà máy chế biến, công tác bảo đảm ATTP nông, lâm, thủy sản được triển khai đồng bộ quyết liệt, các chuỗi sản xuất, cung ứng rau, quả, thịt an toàn được duy trì và tiếp tục phát triển nhân rộng cung cấp sản phẩm rau, quả, thịt an toàn ngày càng tăng ra thị trường; hệ thống cửa hàng kinh doanh rau, quả an toàn có xác nhận đã được hình thành và đang được nhân rộng ra các huyện, thành phố trong tỉnh, là địa chỉ tin cậy cung cấp thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn cho người tiêu dùng.

Vùng nguyên liệu tập trung

Tỉnh Sơn La hình thành nhiều vùng nguyên liệu tập trung gắn với các nhà máy chế biến nông sản như: Vùng nguyên liệu rau khoảng 11.000 ha tập trung tại một các huyện: Mộc Châu, Vân Hồ, Yên Châu, Mai Sơn; vùng nguyên liệu mía đường khoảng 8.500 ha tập trung chủ yếu tại các huyện: Mai Sơn và Yên Châu; vùng nguyên liệu sắn khoảng 37.000 ha tập trung chủ yếu các huyện: Thuận Châu, Sông Mã, Mai Sơn, Quỳnh Nhai, Phù Yên; vùng nguyên liệu chè khoảng 5.600 ha tập trung chủ yếu các huyện: Mộc Châu, Vân Hồ, Thuận Châu...

 

Nguồn tin: Văn Việt - Quang Dũng/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập119
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm114
  • Hôm nay23,763
  • Tháng hiện tại299,333
  • Tổng lượt truy cập90,362,726
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây