Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả kinh tế từ phát triển lúa chất lượng cao Japonica

Thứ hai - 01/06/2020 07:06
Trong vụ xuân năm 2020, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa Japonica đạt bình quân 30,919 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn so với sản xuất lúa chất lượng Bắc thơm số 7 từ 14-15 triệu đồng/ha. Điều đó cho thấy hiệu quả cao từ việc thực hiện phát triển sản xuất lúa Japonica hàng hóa chất lượng theo tiêu chuẩn xuất khẩu vụ xuân năm 2020 trên địa bàn Thành phố.
Cán bộ ngành ngành nông nghiệp thăm cánh đồng lúa chất lượng cao Japonica. Ảnh: Thiện Tâm.

Theo bà Hoàng Thị Hòa, Giám đốc Trung tâm phát triển nông nghiệp cho biết, vụ Xuân năm 2020, do thời tiết diễn biến phức tạp âm u kéo dài kết hợp sương mù và mưa là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh hại phát sinh và gây hại nặng như đạo ôn, sâu cuốn lá, lem lép hạt… Giai đoạn lúa trổ bông gặp điều kiện thời tiết bất lợi (từ 16-26/4 trời rét, âm u, mưa làm lúa trổ bông không phơi được màu dẫn đến tỷ lệ lép cao; từ 1-15/5 có nhiều trận mưa to, gió lớn đan xen với trời nắng gắt, nhiệt độ cao làm ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh của bông lúa dẫn đến tỷ lệ lép cao và bệnh bạc lá phát sinh, lây lan, gây hại nặng.

Bên cạnh đó, dịch bệnh dịch Covid-19 nên một số nội dung chưa triển khai được như đào tạo, xây dựng chuỗi, một số nội dung triển khai chậm tiến độ như tập huấn, xây dựng nhãn hiệu tập thể, điều tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giai đoạn 2019-2020.

Để bảo đảm năng suất và hiệu quả trong sản xuất, Trung tâm đã thường xuyên kiểm tra sản xuất và sâu bệnh từ đầu vụ, kết hợp chặt chẽ với cán bộ cơ sở hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc về quản lý, kỹ thuật cho nông dân. Tổ chức 15 lớp tập huấn kỹ thuật cho 1.200 nông dân tham gia mô hình.

Đồng thời tổ chức triển khai thí nghiệm hoàn thiện quy trình sản xuất lúa hữu cơ tại Trạm thực nghiệm cây trồng, diện tích 0,5ha ở vụ xuân trên giống lúa J02 với 3 loại phân bón. Bước đầu cho thấy các công thức sử dụng phân chuồng và phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt hơn, đẻ nhánh nhiều hơn sử dụng phân hữu cơ vi sinh sông Gianh từ 0,5-1 dảnh/khóm. Do lúa đang giai đoạn chín sữa đến chín sáp nên chưa đánh giá được chỉ tiêu về năng suất.

Trung tâm cũng đã tiến hành khảo nghiệm 5 giống lúa gồm DDS1, Vaas16, Lộc trời 604, J01, J02 trên diện tích 0,5ha tại Trạm thực nghiệm cây trồng trong vụ Xuân. Kết quả khảo nghiệm cho thấy cả 5 giống lúa khảo nghiệm đều sinh trưởng phát triển tốt. Tuy nhiên hai giống J01 và Vaas16 do trỗ vào giai đoạn trời mưa rét (từ 20-25/4) nên lúa không phơi màu, thụ phấn được nên tỷ lệ lép rất cao (45-50%); năng suất ước đạt 3,5-3,7 tấn/ha. Các giống J02, Lộc trời 604 và DDS1 năng suất ước đạt 5,5-6,2 tấn/ha, trong đó cao nhất là giống DDS1 (6,2 tấn/ha).

Vụ Xuân năm 2020 đã triển khai xây dựng được 20 mô hình sản xuất lúa Japonica hàng hóa chất lượng tại 16 xã thuộc 6 huyện gồm: Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Mê Linh và Sóc Sơn. Tổng diện  tích 859ha, đạt 45% kế hoạch diện tích năm 2020. Trong đó 65ha sản xuất lúa Japonica theo hướng hữu cơ tại Nam Phương Tiến, Đồng Phú huyện Chương Mỹ; 300ha sản xuất lúa Japonica theo tiêu chuẩn Việt Nam tại-Bình Minh huyện Thanh Oai, xã Đốc Tín, Phùng Xá, Mỹ Thành huyện Mỹ Đức; Hòa Phú huyện Ứng Hòa, Liên Mạc huyện Mê Linh, Tân Minh huyện Sóc Sơn; 494ha sản xuất lúa Japonica chất lượng an toàn tại Sơn Công, Hòa Nam, Hòa Xá, Lưu Hoàng, Minh Đức huyện Ứng Hòa; Tự Lập, Tam Đồng huyện Mê Linh và xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn.

Kết quả cho thấy, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa Japonica trong vụ Xuân năm 2020 đạt bình quân 30,919 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn so với sản xuất lúa chất lượng Bắc thơm số 7 từ 14-15 triệu đồng/ha.

Ngoài ra, việc sản xuất lúa chất lượng cao còn nâng cao năng lực cán bộ, nhận thức của người dân Thủ đô về phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn nói chung và lúa Japonica nói riêng. Tạo ra sản phẩm an toàn góp phần bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng. Sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường và đáp ứng xu hướng hội nhập quốc tế. Đồng thời với hiệu quả kinh tế trên đã góp phần thúc đẩy phong trào sản xuất, hình thành nên các vùng sản xuất lúa Japonica hàng hóa chất lượng. Đẩy mạnh công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Hà Nội. Nâng cao được nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, nông dân về hiệu quả sử dụng đất đai, giảm sử dụng phân bón hóa học, hóa chất trong sản xuất nông nghiệp. Làm thay đổi một số thói quen canh tác cũ, nhằm bảo tồn nguồn thiên địch, cân bằng hệ sinh thái, sản xuất nông nghiệp mang tính bền vững; góp phần giữ gìn, bảo vệ tài nguyên đất, nước, môi trường bền vững.

Bà Hoàng Thị Hòa cho biết, do xác định công tác tiêu thụ sản phẩm là khâu then chốt để phát triển sản xuất được bền vững nên ngay từ đầu vụ sản xuất, Trung tâm phát triển nông nghiệp đã phối hợp với các phòng Kinh tế kết nối các doanh nghiệp vào tiêu thụ sản phẩm cho nông dân là Công ty cổ phần Thương mại và xuất khẩu GreenPath Việt Nam, Công ty cổ phần kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh, HTX sản xuất kinh doanh nông nghiệp Đoàn kết. Tuy nhiên các doanh nghiệp đang trả giá lúa tươi là 5.700-5.900 đồng/kg nên các điểm đều chưa bán. Xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết xây dựng 2 chuỗi sản xuất-tiêu thụ sản phẩm cho HTX nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú và HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Đoàn kết.

Với những kết quả đạt được, từ nay đến cuối năm hoàn thiện quy trình sản xuất lúa hữu cơ tại Hà Nội. Đồng thời triển khai sản xuất vụ Mùa 1061 ha (tập trung chỉ đạo gieo cấy đảm bảo đúng khung thời vụ; chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, kết nối tiêu thụ sản phẩm vụ mùa đạt kết quả tốt).

Tập trung lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến xã tạo sự đồng thuận, thống nhất trong quá trình chỉ đạo sản xuất để nâng cao hiệu quả các vùng sản xuất lúa Japonica hàng hóa chất lượng teo tiêu chuẩn xuất khẩu năm 2020. Tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, quản lý mới, phù hợp để giúp nông dân sản xuất có hiệu quả. Đào tạo nguồn nhân lực quản lý, kỹ thuật cao cho các vùng để chủ động sản xuất và hội nhập quốc tế.

Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong ngành, các huyện, tăng cường kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện đảm bảo công khai, minh bạch và triển khai đúng nội dung, yêu cầu của kế hoạch, nhằm đạt được hiệu quả cao trong sản xuất lúa Japonica hàng hóa chất lượng theo tiêu chuẩn xuất khẩu.

Theo Thiện Tâm/thanglong.chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập502
  • Hôm nay94,114
  • Tháng hiện tại830,224
  • Tổng lượt truy cập93,207,888
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây