Học tập đạo đức HCM

Hùng Mỹ: Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường

Thứ ba - 02/06/2020 01:04
Hùng Mỹ là một trong những xã phát triển chăn nuôi trọng điểm của huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang). Những năm trở lại đây, xã đã triển khai nhiều dự án hỗ trợ thúc đẩy chăn nuôi phát triển qua đó đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
img-2738.JPG
Người dân được hướng dẫn kỹ thuật sử dụng chế phẩm vi sinh để ủ thức ăn cho trâu bò.

Trong đó, Hùng Mỹ thực hiện có hiệu quả nhiều giải pháp phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường từ đó góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Là một trong những hộ gia đình có số lượng đàn trâu bò từ 15 - 20 con/lứa nuôi, lại là Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Thành Công, ông Lương Hải Tuyên, thôn Năm Kép, xã Hùng Mỹ đã có nhiều giải pháp hiệu quả trong việc phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường như sử dụng hệ thống hầm bioga, dùng chế phẩm vi sinh ủ qua thức ăn để giảm mùi hôi thối trong phân chuồng khi đào thải ra môi trường.

Năm 2020, cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, gia đình ông Tuyên và các thành viên trong Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Thành Công đã nhận được sự hỗ trợ từ Trung tâm đào tạo nghề nông nghiệp và tư vấn phát triển nông thôn - Trường Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ, Hà Nội về hướng dẫn kỹ thuật sử dụng chế phẩm vi sinh để ủ thức ăn cho trâu bò.

Từ việc tư vấn cụ thể, trực tiếp đã giúp các hộ chăn nuôi nắm được quy trình tỉ mỉ về kỹ thuật sử dụng chế phẩm vi sinh để ủ thức ăn cho trâu bò, cách lên men, cách ủ sao cho hiệu quả nhất. Điều đặc biệt là qua phương thức này, không chỉ giúp người chăn nuôi yên tâm về nguồn dinh dưỡng cho đàn gia súc mà yếu tố môi trường được đảm bảo quanh năm.

Mô hình hầm khí sinh học biogas của gia đình chị Hoàng Thị Tạ, thôn Ngầu 2 đưa vào sử dụng hơn 4 năm nay đã giảm hẳn tình trạng ô nhiễm môi trường. Chị Tạ cho biết, gia đình chị nuôi 40 con lợn, 01 con trâu, 01 con bò. Trước đây, chất thải chăn nuôi xả trực tiếp ra môi trường. Mặc dù khu chuồng trại xây dựng ở xa nhà nhưng mùi hôi thối, ruồi, muỗi, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống gia đình và các hộ xung quanh.

img-2737.JPG
Ông Hà Đức Tập, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Chiêm Hóa (người thứ 2 bên phải) kiểm tra mô hình nuôi trâu gắn với bảo vệ môi trường tại thôn Nặm Kép.
 

Khi tham gia vào tổ hợp tác chăn nuôi và được cán bộ khuyến nông tuyên truyền, gia đình chị Tạ đã đăng ký lắp đặt hầm biogas 12 m3. Từ khi xây dựng mô hình, môi trường không còn mùi hôi khó chịu như trước. Tất cả nguồn phân chuồng được đẩy ra hầm ủ có nắp đậy rồi sinh ra khí đốt để sử dụng cho việc nấu ăn hàng ngày.

Xã Hùng Mỹ có trên 1.800 con trâu và gần 500 con bò. Để đảm bảo cho việc chăn nuôi hiệu quả, xã Hùng Mỹ đã thành lập HTX Nông lâm nghiệp Thành Công. Trong quá trình chăn nuôi, xã HTX khuyến khích người dân và thành viên HTX chăn nuôi trâu bò theo hướng an toàn sinh học. Thường xuyên phối hợp với các đơn vị cung ứng, tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trong chế biến thức ăn, kỹ thuật chăm sóc đàn trâu bò sao cho hiệu quả.

 Nhờ vậy tư duy chăn nuôi của người dân đã dần thay đổi, người chăn nuôi đã dần tiếp cận với cách thức chăn nuôi mới, thúc đẩy đàn vật nuôi phát triển, qua đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân từ chăn nuôi và coi chăn nuôi là hướng phát triển kinh tế chính.

Việc thay đổi phương thức sử dụng thức ăn trong chăn nuôi, ngoài giảm chi phí đầu vào, tăng tính cạnh tranh mà còn giúp đàn trâu, bò của các hộ gia đình sinh trưởng phát triển tốt, tăng sức đề kháng, giảm phát sinh dịch bệnh, an toàn, thuận tiện, tiết kiệm trong quá trình sử dụng nguồn lao động và sử dụng thức ăn. Đặc biệt, đã đem lại hiệu quả cao trong việc đảm bảo môi trường trong chăn nuôi.

Theo ông Đỗ Văn Hiếu, Chủ tịch UBND xã, để tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường thời gian tới, xã Hùng Mỹ đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao hơn nữa nhận thức của nhân dân, từng bước hoàn thiện các quy hoạch nông nghiệp, nông thôn gắn với bảo vệ môi trường, tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi để hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo ra các sản phẩm sạch, chất lượng cao, góp sức vào hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.

Theo Đình Tùng/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập549
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm541
  • Hôm nay74,510
  • Tháng hiện tại810,620
  • Tổng lượt truy cập93,188,284
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây