Học tập đạo đức HCM

Kiên Giang: "Liều" sắm máy "khủng" đưa xuống đồng, nông dân bất ngờ thu được điều này

Chủ nhật - 08/11/2020 08:27
Hiểu được vai trò của cơ giới hóa trong phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nhiều nông dân ở tỉnh Kiên Giang đã mạnh dạn mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất. Nhờ vậy, lợi nhuận cho nông dân từ đó cũng tăng lên.

Dân góp tiền làm trạm bơm điện

Với mục tiêu phát triển nông nghiệp theo quy mô hàng hóa lớn, thời gian qua, tỉnh Kiên Giang đã triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh cơ giới hóa, tạo động lực tái cơ cấu nông nghiệp. Nhiều doanh nghiệp, nông dân đã mạnh dạn đầu tư vốn, máy móc, tạo tiền đề thúc đẩy liên kết với doanh nghiệp sản xuất và bao tiêu sản phẩm.

Qua đó, đã phát huy các lợi thế, thế mạnh của từng địa phương với mục tiêu xây dựng ngành nông nghiệp toàn diện, phát triển bền vững, từng bước nâng cao đời sống của nông dân.

Tại cánh đồng lúa thu đông 2020 của Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Thạnh Tiến (ấp Bờ Xáng, xã Thạnh Bình, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang), nông dân đang vào vụ thu hoạch.

Kiên Giang: Cơ giới hóa mở lối cho nông dân tăng thu nhập - Ảnh 1.

Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, trong đó có sử dụng máy cấy lúa mở lối giúp nông dân nhiều địa phương của tỉnh Kiên Giang tăng thu nhập. Ảnh: NQ.

Được thành lập năm 2005, với 130ha, HTX nông nghiệp Thạnh Tiến được xem là cánh chim đầu đàn của phong trào xây dựng mô hình kinh tế tập thể vận hành theo mô hình hợp tác xã kiểu mới.

Thực hiện cơ giới hóa sản xuất với đột phá đầu tiên là khâu bơm tát tập trung, từ 9 năm trước, 12 thành viên của HTX đã góp 240 triệu đồng đầu tư 3 bình điện hạ thế, mua giàn bơm, mô tơ, gia cố cống đập. Có trạm bơm điện đã rút ngắn thời gian bơm nước gieo sạ cho toàn HTX. Chi phí sản xuất giảm, liên tục từ năm 2011 đến nay, lợi nhuận từ 2-3,5 triệu đồng/công/vụ.

Ông Lê Hoàng Thống - Giám đốc HTX Thạnh Tiến, chia sẻ: "Lúa vụ này trúng mùa nhờ quản lý nước tốt, lại bán được giá 5.500 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm ngoái 600 đồng/kg, nên bà con rất phấn khởi. Cũng nhờ cơ giới hóa, bà con mần ruộng khỏe re, mưa bão cũng an tâm vì có trạm bơm điện. Lợi nhuận cũng tăng từ 30-40% so với trước".

Sử dụng cơ giới hóa trong cấy lúa

Qua nhiều năm làm lúa bằng phương pháp cấy mạ, ông Nguyễn Thanh Hà, thành viên Hợp tác xã dịch vụ thanh niên Phú Hòa, xã Tân Hội (huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) cho biết: "Làm lúa cấy tránh được sâu bệnh, nhẹ công chăm sóc lẫn chi phí phân bón lại không đổ ngã như các ruộng sạ thường".

Kiên Giang: Cơ giới hóa mở lối cho nông dân tăng thu nhập - Ảnh 2.

Hợp tác xã dịch vụ thanh niên Phú Hòa, xã Tân Hội (huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) dùng máy cấy lúa. Ảnh: NQ.

Câu chuyện cấy lúa bằng máy của gia đình ông Hà không còn xa lạ ở địa phương. Từ vụ đông xuân 2017-2018, ông Hà chuyển 4ha ruộng sang cấy lúa bằng máy và áp dụng quy trình "3 giảm, 3 tăng" trong sản xuất. Ông còn vận động người dân trong ấp hùn tiền mua chiếc máy cấy lúa trị giá 160 triệu đồng.

Ông Hà cho biết: "Cấy lúa bằng máy chỉ tốn 5kg giống/công, giảm được 13-15kg giống/công so với sạ thưa theo kiểu truyền thống. Chỉ tính tiền mua lúa giống đã giảm được 200 ngàn đồng/công. Qua nhiều năm cho thấy, diện tích lúa cấy máy cho lợi nhuận 35 triệu đồng/ha, cao hơn 11 triệu đồng/ha so ruộng sạ dày nhờ giảm chi phí về giống, phân thuốc, sâu bệnh".

Nhằm giúp nông dân tăng lợi nhuận, huyện Tân Hiệp thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, trong đó có nhân giống lúa cấp xác nhận bằng máy cấy.

Để khuyến khích nông dân thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, UBND huyện hỗ trợ 2,9 triệu đồng/ha cho những hộ chuyển đổi từ sạ tay sang phương pháp cấy lúa chất lượng cao bằng máy. Đồng thời, mời gọi doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất lúa.

Kiên Giang: Cơ giới hóa mở lối cho nông dân tăng thu nhập - Ảnh 3.

Thành viên Hợp tác xã nông nghiệp Kênh 8B, xã Thạnh Đông A (huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) chuẩn bị mạ cho vụ sản xuất mới. Ảnh: NQ.

Sau 4 năm tuyên truyền, vận động, từ diện tích nhỏ lẻ ban đầu, hiện diện tích lúa cấy máy của huyện Tân Hiệp đã tăng lên 500ha/vụ. Toàn bộ diện tích lúa cấy máy đều được doanh nghiệp thu mua với giá cao hơn thị trường 900 đồng/kg.

Nhằm hỗ trợ các HTX hình thành những cánh đồng lớn, phát huy vai trò cầu nối trong chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, các địa phương có nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân tiếp cận, đưa máy móc ra đồng.

HTX nông nghiệp Kênh 8B, xã Thạnh Đông A (huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) được tỉnh chọn tham gia dự án cánh đồng lớn thâm canh và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất ở các tỉnh phía Nam. Dự án đầu tư xây dựng cánh đồng lớn 72ha với 36 hộ tham gia, mức hỗ trợ 3,4 triệu đồng/ha.

Ngoài ra, HTX nông nghiệp Kênh 8B được hỗ trợ máy cấy trị giá 170 triệu đồng với mức hỗ trợ 60 triệu đồng/máy; 10 bình phun động cơ, mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng/bình.

Kiên Giang: Cơ giới hóa mở lối cho nông dân tăng thu nhập - Ảnh 4.

Thay đổi thói quen sản xuất truyền thống, tiếp cận cơ giới hóa giúp nông dân làm chủ quá trình canh tác. Ảnh: NQ.

Trước khi thực hiện mô hình, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa cho bà con thực hiện chăm sóc và bón phân theo đúng quy trình lúa cấy.

Ông Dương Khiêm – Giám đốc HTX nông nghiệp Kênh 8B, thông tin: "Năng suất lúa đạt 6,7 tấn/ha, so với ruộng đại trà, số lần phun thuốc trừ sâu, bệnh giảm 25-33%, giá bán lúa cao hơn 900 đồng/kg. Từ đó, lợi nhuận khoảng 7 triệu đồng/ha, tăng hơn 40% thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp".                         

Theo Sở NNPTNT tỉnh Kiên Giang, thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất, nhằm giảm tổn thất, hạ giá thành sản phẩm. Năm 2015, tỉnh chưa có trạm bơm điện, đến năm 2017 có 829 trạm, năm 2019 có 1.182 trạm. Năm 2015, tỉnh có 5.223 cái máy cày, máy xới; đến năm 2019 là 7.930 cái. Khâu làm đất cơ bản đã đạt được cơ giới hóa trên 98%. Máy phun phân bón năm 2015 là 415 cái, đến nay 30.888 cái.

 Theo  Ngọc Quyên - Chúc Ly/danviet.vn
https://danviet.vn/kien-giang-lieu-sam-may-khung-dua-xuong-dong-nong-dan-bat-ngo-thu-duoc-dieu-nay-20201108151145699.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập102
  • Hôm nay20,706
  • Tháng hiện tại384,934
  • Tổng lượt truy cập90,448,327
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây