Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch nhanh hơn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhờ thành quả bước đầu từ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh đã quy hoạch được 1.640ha vùng sản xuất rau, quả an toàn theo VietGAP; quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm, với gần 1.100 trang trại, 33 xã chăn nuôi lợn, 38 xã chăn nuôi gia cầm, 21 xã chăn nuôi bò thịt và 22 xã chăn nuôi bò sữa; hỗ trợ trên 2.680 tấn giống chất lượng cao, hơn 3.770 con lợn nái hậu bị, gần 12.5000 con bò nái; 160ha mô hình giống cá mới…Đồng thời, tăng cường tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân.
Theo báo cáo của UBND tỉnh, đến nay, Vĩnh Phúc có 4/9 huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 thôn đạt chuẩn thôn dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn ước đạt trên 50 triệu đồng/người, tăng gần 2 lần so với năm 2015. Đặc biệt, kết quả xây dựng nông thôn mới đáp ứng ngày càng tốt hơn cho yêu cầu phát triển sản xuất, nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong 9 tỉnh đầu tiên của cả nước có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Để duy trì đạt chuẩn và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, từ nay đến năm 2025, Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách để huy động mọi nguồn lực, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; ban hành và tổ chức có hiệu quả các chính sách đặc thù về đầu tư, hỗ trợ cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Nâng cao hiệu quả đầu tư công phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Cùng với đó, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông thôn. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; cơ giới hóa trong sản xuất, nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, liên kết phát triển các chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Thanh Nga
Nguồn tin: ntmoi.vinhphuc.gov.v
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã