Học tập đạo đức HCM

Lạng Sơn: Trồng cây này, nuôi con này tham gia vào OCOP, nông dân xứ Lạng cứ thế mà khấm khá

Thứ hai - 21/12/2020 17:49
Hiện nay, Lạng Sơn đã và đang quan tâm đầu tư, phát triển các sản phẩm nông nghiệp mang lại giá trị kinh tế lớn. Nhờ đó, thương hiệu, giá trị các sản phẩm này ngày càng được nâng tầm, nhất là khi có thêm sự "tiếp sức" từ Chương trình OCOP.

Dấu ấn rõ nét

Song song với việc xây dựng NTM, tỉnh Lạng Sơn đã và đang xây dựng Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), góp phần hoàn thiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM năm 2020 và lên kế hoạch thực hiện năm 2021.

Hiện, huyện Chi Lăng có trên 1.600ha trồng cây na dai núi đá, tập trung ở 8 xã, thị trấn, sản lượng đạt 16.000 tấn, giá trị kinh tế đạt trên 600 tỷ đồng. Cây na hiện được phát triển theo hướng sản xuất an toàn, tiêu chuẩn VietGAP, nên sản lượng đạt cao, chất lượng quả na đồng đều, đẹp.

OCOP tạo sức bật nông sản xứ Lạng - Ảnh 1.

Ông Mã Văn Lét chăm sóc vườn na của gia đình. Ảnh: L.C

Từ năm 2019 đến nay, Phòng NNPTNT huyện Chi Lăng đã tổ chức 2 lớp tập huấn chuyên đề về Chương trình OCOP cho hơn 160 cán bộ xã, thị trấn, nhóm hộ, hợp tác xã.

Ông Mã Văn Lét (thôn Quán Thanh, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng) cho biết, cây na đã được người dân trồng trên dãy núi Cai Kinh từ hàng chục năm nay. Trước đây, cây na được ông cha trồng và chăm sóc theo phương pháp truyền thống. Hiện nay, người dân đã nắm bắt được kỹ thuật, trồng na theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP nên mẫu mã, giá trị và chất lượng quả na cũng được nâng cao. Song song đó là triển khai xây dựng thương hiệu na OCOP, nhờ đó quả na Chi Lăng được nhiều người tiêu dùng biết đến và tin tưởng về nguồn gốc chất lượng sản phẩm.

Hiện na dai thị trấn Đồng Mỏ, na dai xã Chi Lăng đã được đánh giá 4 sao OCOP. Đây được xem như "bệ phóng" giúp thương hiệu na Chi Lăng vươn xa và là động lực để người dân nơi đây thêm quyết tâm làm giàu từ nông nghiệp.

Ông Lương Thành Chung - Trưởng phòng NNPTNT huyện Chi Lăng cho biết: Từ năm 2019, khi tỉnh triển khai thực hiện đề án Chương trình OCOP tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2019 - 2020, huyện Chi Lăng đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình OCOP đến các xã, thị trấn. Xây dựng OCOP đã góp phần hình thành các vùng sản xuất tập trung, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Sau gần 2 năm triển khai, chương trình đã đạt kết quả bước đầu, Chi Lăng trở thành một trong những huyện có số lượng sản phẩm được chứng nhận, xếp hạng sản phẩm OCOP nhiều nhất tỉnh Lạng Sơn.

Cụ thể, huyện Chi Lăng có 5 sản phẩm của 4 xã, thị trấn được chứng nhận sản phẩm OCOP. Trong đó, 3 sản phẩm đạt 3 sao (cao khô Vạn Linh, tinh bột nghệ hữu cơ Hồng Nhung, rau bò khai thị trấn Đồng Mỏ); 2 sản phẩm đạt 4 sao (na dai thị trấn Đồng Mỏ, na dai xã Chi Lăng). Huyện đang hoàn thiện hồ sơ đăng ký OCOP cho sản phẩm mật ong xã Vân Thủy.

Kết quả bước đầu

Chị Hoàng Hồng Nhung - chủ cơ sở sản xuất tinh bột nghệ Hồng Nhung (xã Quan Sơn, huyện Chi Lăng) cho biết, từ năm 2017 đến nay, sản phẩm tinh bột nghệ Hồng Nhung đã tạo dựng được niềm tin, sự ưa chuộng của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Hiện tinh bột nghệ Hồng Nhung đã đạt 3 sao OCOP.

Cùng với na dai, tinh bột nghệ... nhiều sản phẩm nông nghiệp, làng nghề khác của tỉnh Lạng Sơn cũng được quan tâm đầu tư xây dựng thương hiệu OCOP, đăng ký quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ. Nhờ đó, các sản phẩm này được biết đến rộng rãi, tác động mạnh mẽ đến giá trị và uy tín của sản phẩm, từ đó giá bán có xu hướng tăng.

Theo Trưởng phòng NNPTNT huyện Chi Lăng, để thực hiện Chương trình OCOP, sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu của thị trường, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, đảm bảo chất lượng, quy định về an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng. Ngoài ra, sản phẩm phải có tên, bao bì ghi nhãn, xuất xứ hàng hóa theo quy định, được niêm yết giá… Chính vì thế, đòi hỏi người dân phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất.

Do đó, cùng với việc tuyên truyền, huyện đã vận động người dân thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm, triển khai nhiều mô hình sản xuất các sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ… Đồng thời, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức tập huấn về phương thức quản lý, kinh doanh, chiến lược phát triển sản phẩm cho các hợp tác xã, hộ sản xuất.

Theo Liễu Chang/danviet.vn
https://danviet.vn/lang-son-trong-cay-nay-nuoi-con-nay-tham-gia-vao-ocop-nong-dan-xu-lang-cu-the-ma-kham-kha-20201206180936293.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập183
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại1,323,264
  • Tổng lượt truy cập88,684,450
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây