Chúng tôi ghé thăm HTX Nông nghiệp An Bình (ấp Phú Hiệp, xã An Bình, huyện Thoại Sơn), một tổ chức nông dân được tỉnh An Giang chọn tham gia dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT). HTX An Bình có trụ sở hoạt động rộng rãi, khang trang, nằm bên đường chính nối từ cầu Mướp Văn (xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn) ra cầu số 5 (xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành), thuận lợi cả đường thủy và đường bộ. Đường thủy cho ghe 400 tấn và đường bộ cho xe 20 tấn hoạt động, đi lại dễ dàng.
Đại diện lãnh đạo HTX Nông nghiệp An Bình, ông Trần Văn Linh cho biết, HTX có nhà kho rộng hơm 300 m2, trang bị các loại máy móc nông nghiệp như máy gặt đập liên hợp, mấy cấy lúa, lò sấy, máy tách hạt… sản xuất lúa giống cung ứng và làm nhiều dịch vụ cho xã viên.
HTX Nông nghiệp An Bình có 68 thành viên, với diện tích canh tác 290 ha. Trong đó, có gần 50% diện tích liên kết canh tác giống lúa Lộc Trời 1 và được chính Tập đoàn Lộc Trời ký hợp đồng bao tiêu thụ mua lúa nguyên liệu với giá 6.500 đồng/kg. Diện tích còn lại xã viên chọn canh tác các giống lúa có chất lượng, được thị trường ưa chuộng như OM 18, OM 5451, Lộc Trời 1…
Tương tự, HTX Nông nghiệp Tín Phát (ấp Thành Tân, xã Kế Thành, huyện Kế Sách, Sóc Trăng) cũng đã có sự thay đổi lớn, nâng cao năng lực nhờ được tham gia dự án VnSAT. Ông Nguyễn Văn Đậm, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Tín Phát phấn khởi cho biết: “Nhờ được dự án VnSAT đào tạo, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng mà chúng tôi đã nâng cao được năng lực hoạt động, đủ sức tham gia hiệu quả chuỗi liên kết chuỗi giá trị lúa gạo”.
Cụ thể, HTX Tín Phát có hệ thống kho sức chứa 1.000 tấn, lò sấy, máy làm đất, máy cấy và máy gặt đập liên hợp, máy tách hạt… Những năm qua HTX đã trở thành điểm tựa giúp các thành viên yên tâm phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả. Tham gia HTX, các thành viên được cung ứng vật tư, hỗ trợ sản xuất, đồng thời bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn từ 15-20% so với giá thị trường. Ngoài ra, HTX đã thành lập Tổ dịch vụ kỹ thuật, tạo ra sự hỗ trợ đắc lực cho các thành viên trong các khâu làm đất, chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch lúa, giúp các khâu sản xuất thuận lợi và hiệu quả hơn.
“HTX Nông nghiệp Tín Phát có trên 500 hộ với khoảng 1.000 ha đất sản xuất, tất cả đều đồng thuận tham gia cánh đồng lớn sản xuất lúa bền vững. Với mô hình này, xã viên được cung ứng vật tư nông nghiệp với giá rẻ hơn mua ngoài, giúp giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận”, ông Đậm chia sẻ.
HTX Nông nghiệp Đại Lợi (xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) cũng chuyển mình theo mô hình HTX dịch vụ phục vụ chung cho nhu cầu của các hộ thành viên và cộng đồng. HTX được dự án VnSAT hỗ trợ và bàn giao các công trình cơ sở hạ tầng, gồm: Tổ hợp cống kết hợp trạm bơm phục vụ tưới tiêu cho hơn 300 ha đất lúa, nhà kho có sức chứa 1.000 tấn và nhà bao che lò sấy công suất 40 tấn/mẻ, đường dây điện trung thế và trạm biến áp phục vụ cho trạm bơm, nhà kho, lò sấy… Các hạng mục này có tổng trị giá đầu tư hơn 7 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng của địa phương và tổ chức nông dân là hơn 1 tỷ đồng.
Ông Đào Minh Tuấn, Giám đốc HTX Đại Lợi cho biết: “HTX có 1.000 ha đất trồng lúa được doanh nghiệp bao tiêu đầu ra với giá ổn định. Nhờ tham gia dự án VnSAT nông dân áp dụng tốt kỹ thuật canh tác “3 giảm, 3 tăng” và “1 phải, 5 giảm”, sử dụng chế phẩm sinh học... Vì vậy tiết giảm được chi phí đầu tư, tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu theo hợp đồng bao tiêu đã ký với doanh nghiệp ngay từ đầu vụ”.
Theo Đ.T.Chánh - Lê Hoàng Vũ/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/tao-suc-bat-cho-hop-tac-xa-phat-trien-ben-vung-d280072.html
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã