Học tập đạo đức HCM

Lào Cai: Trồng thứ cây bán cả lá, cành lẫn vỏ, nông dân Bắc Hà thu gần 300 tỷ đồng

Thứ hai - 26/10/2020 01:33
Từ đầu năm 2020 đến nay, bà con nông dân trên địa bàn các xã hạ huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai trồng mới 500ha quế. Hiện toàn huyện Bắc Hà có 8.700ha quế, trong đó diện tích đến thời kỳ thu hoạch hơn 3.600ha.

Nhiều đồng bào người Dao ở huyện Bắc Hà, Lào Cai ví cây quế như “cây vàng” bởi giúp đồng bào có thu nhập ổn định, còn các cấp ủy chính quyền địa phương nơi đây thì coi cây quế là cây trồng chủ lực xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Lào Cai: Trồng thứ cây bán cả lá, cành lẫn vỏ, nông dân Bắc Hà thu gần 300 tỷ đồng - Ảnh 1.

Bà con nông dân người Dao đỏ xã Bản Cái (Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) thu hoạch tỉa cây quế chính vụ năm 2020

Từ đầu năm 2020 đến nay, bà con nông dân trên địa bàn các xã hạ huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã thực hiện trồng mới 500ha quế. Hiện toàn huyện Bắc Hà có 8.700ha quế, trong đó diện tích đến thời kỳ thu hoạch hơn 3.600ha.

Diện tích quế tập trung ở các xã khu vực hạ huyện, chủ yêu là xã Nậm Đét, Nậm Lúc, Cốc Lầu, Bản Cái, Cốc Ly. 

Bà con nông dân các xã huyện Bắc Hà rất phấn khởi vì từ đầu năm 2020 đến nay, giá trị thu được từ quế, gồm vỏ, lá, hạt, gỗ quế..., ước đạt gần 300 tỷ đồng, tương đương với giá trị thu được cả năm 2019. Với nguồn thu tăng cao, chắc chắn Bắc Hà sẽ có thêm nhiều hộ nông dân thoát nghèo từ trồng quế.

Đơn cử như tại xã Nậm Đét, những đồi quế bạt ngàn đã giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo, dần ấm no. Đến nay, việc sản xuất quế tại Nậm Đét đã có những chuyển biến đáng kể. Thay cho việc thu hoạch và bán trực tiếp vỏ quế thô cho thương lái như trước kia, bà con được hướng dẫn các phương pháp sơ chế làm quế cắt miếng, quế ống sáo, quế ống điếu… Những phương pháp sơ chế không hề khó thực hiện, nhưng có thể nâng cao giá trị của sản phẩm quế Nậm Đét lên 40% so với giá thành hiện tại, lại tiết kiệm được nhân công.

Lào Cai: Trồng thứ cây bán cả lá, cành lẫn vỏ, nông dân Bắc Hà thu gần 300 tỷ đồng - Ảnh 2.

Nhờ trồng quế - thứ cây bán cả lá, cành lẫn vỏ mà nhiều hộ đồng bào dân tộc Dao ở huyện Bắc Hà, Lào Cai đã thoát nghèo và có cuộc sống ổn định. Ảnh: I.T

Trước đây, cuộc sống của gia đình anh Ma A Quả ở xã Bản Cái, huyện Bắc Hà, Lào Cai và nhiều người dân trong xã chủ yếu phụ thuộc vào trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ, thu nhập thấp khiến đời sống bấp bênh, nhiều người phải đi làm thuê khắp nơi để có tiền trang trải cuộc sống. Trong khi ấy, anh nhận thấy người Dao ở các huyện: Bắc Hà, Bảo Yên, Bảo Thắng có nguồn thu ổn định từ cây quế - thứ cây bán được cả lá, cành, lẫn vỏ. Từ đó, anh đã học tập kinh nghiệm trồng, mua cây giống, học cách ươm giống.

Chỉ trong 2 năm (từ năm 2004), gia đình anh tiến hành trồng hàng vạn cây giống. Lúc cao điểm anh Quả có tới gần 15ha quế. Đến nay, gia đình anh Quả đã thu hoạch và bán nhiều đồi quế, thu về hàng tỷ đồng.

Nhờ giá thành các sản phẩm quế cao và ổn định nên bà con nông dân ở Bắc Hà (Lào Cai) tăng cường khai thác diện tích đang cho thu hoạch và diện tích cây quế trưởng thành.

“Hiện, đồi nhà tôi còn trên 8 vạn cây quế, tương đương khoảng trên 10ha quế từ 8- 10 năm tuổi. Từ năm 2015 đến nay, trung bình mỗi năm tôi bóc vỏ bán được trên 150 triệu đồng. Riêng năm 2018, tôi bán được trên 500 triệu đồng” - anh Quả nói.

Để hỗ trợ bà con huyện Bắc Hà phát triển cây quế bền vững, nâng cao giá trị kinh tế, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cai đã phối hợp với Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà (Yên Bái) tổ chức lớp tập huấn sản xuất quế gắn với lập kế hoạch phát triển kinh doanh sản phẩm quế tại xã Nậm Đét. 

Lào Cai: Trồng thứ cây bán cả lá, cành lẫn vỏ, nông dân Bắc Hà thu gần 300 tỷ đồng - Ảnh 4.

Cây quế đang giúp nhiều hộ dân ở Bắc Hà thoát nghèo vươn lên làm giàu. Ảnh: Laocaitv

Tham gia lớp tập huấn có 35 học viên là trưởng nhóm, phó nhóm, nông dân nòng cốt thuộc các tổ nhóm trồng quế của các xã: Nậm Đét, Bảo Nhai, Nậm Lúc, Cốc Lầu. Các học viên được hướng dẫn quy trình sản xuất, thực hành các bước sơ chế quế ống sáo như: Cách phân loại nguyên liệu trước khi sơ chế, kỹ thuật chà vỏ, bào quế, chẻ quế; kỹ thuật phơi ủ, ve quế, phơi khô; phân loại thành phẩm, bó và bảo quản sản phẩm sau sơ chế...

Không chỉ nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho người dân trồng quế Nậm Đét, những hoạt động tập huấn còn góp phần làm thay đổi phương thức tổ chức sản xuất của người nông dân, từ bán vỏ quế thô sang sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến các sản phẩm có chất lượng, quy cách, mẫu mã đa dạng cho giá thành cao, nâng cao thu nhập cho người trồng quế.

Bên cạnh đó, các xã khu vực hạ huyện trồng quế đã phát triển mô hình hợp tác xã quế. Tăng cường liên kết với Công ty cổ phần Techvina thực hiện dự án trồng quế hữu cơ, góp phần phát triển vùng chuyên canh quế theo hướng bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao, xóa nghèo, làm giàu cho bà con nông dân.

Từ những cây quế đầu tiên được mang về trồng, đến nay các địa phương như Nậm Đét, Cốc Lầu, Bản Cái… đã trở thành vùng chuyên canh quế quy mô của Lào Cai.

Cây quế trên đất Bắc Hà nay đã được gọi là cây “tiền tỷ”, giúp hàng trăm, hàng nghìn hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên khấm khá. Đặc biệt, việc trồng quế hữu cơ trên cơ sở những tri thức bản địa, gắn với chế biến đã phát huy được hiệu quả tích cực, đóng góp vào việc xây dựng thành công chương trình xây dựng nông thôn mới trên nền tảng phát triển mạnh về kinh tế với thế mạnh là trồng quế hữu cơ gắn với tiêu thụ.

Chuyên mục có sự phối hợp của Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo

Theo Tráng Xuân Cường - Thu Hằng/danviet.vn
https://danviet.vn/lao-cai-trong-thu-cay-ban-ca-la-canh-lan-vo-nong-dan-bac-ha-thu-gan-300-ty-dong-20201026114801801.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập246
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm245
  • Hôm nay32,085
  • Tháng hiện tại1,126,560
  • Tổng lượt truy cập92,300,289
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây