Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo.
Thành viên Ban Chỉ đạo bao gồm lãnh đạo các cơ quan: Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo xây dựng chiến lược, chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch, cơ chế, giải pháp về tài chính toàn diện; giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo, điều phối, đôn đốc, kiểm tra hoạt động tài chính toàn diện và thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.
Bên cạnh đó, giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc nghiên cứu, ban hành chủ trương, chính sách về hợp tác quốc tế, nghiên cứu, xem xét việc thực hiện các khuyến nghị của quốc tế về tài chính toàn diện; tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động tài chính toàn diện của quốc gia, kết quả thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia theo từng thời kỳ và theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ;...
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo, có nhiệm vụ đảm bảo các hoạt động của Ban Chỉ đạo.
Chí Kiên/Chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã