Học tập đạo đức HCM

Nam Định: Nuôi loài chim quý mắn đẻ như gà, mỗi tháng bỏ túi hàng chục triệu đồng

Chủ nhật - 20/06/2021 02:25
Với hơn 300 con chim trĩ bố mẹ, mỗi tháng gia đình bà Trịnh Thị Tuyết ở xóm 7 - Quyết Thắng, xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy (Nam Định) xuất bán trên 2.000 chim trí giống, mang về doanh thu đều đặn 40 triệu đồng/tháng.

Bà Tuyết bắt đầu nuôi chim trĩ từ năm 2010, sau hơn chục năm gắn bó, đến nay gia đình bà đã sở hữu đàn chim trĩ  quy mô tương đối lớn. Đó là chưa kể cả hàng nghìn con chim trĩ giống, thịt được xuất bán hàng tháng.

Nam Định: Nuôi loại chim quý mắn đẻ như gà, mỗi tháng bỏ túi hàng chục triệu đồng - Ảnh 1.

Gia đình bà Trịnh Thị Tuyết ở xóm 7 - Quyết Thắng, xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy ăn lên làm ra nhờ đàn chim quý mắn đẻ như gà.

Dẫn chúng tôi thăm quan khu chuồng nuôi chim trĩ với diện tích chuồng rộng khoảng hơn 200m2, được chia thành nhiều khu và tất cả được trải lớp cát sỏi dày khô ráo, không có mùi hôi, được chia thành những ô nuôi khác nhau phù hợp với từng lứa tuổi của chim.

Tất cả các khu chuồng nuôi chim đều được rào bằng lưới thép B40, lợp mái tôn vừa che mưa che nắng, cũng như để tránh chim bay ra ngoài. Trong chuồng phải có thêm sàn gỗ để chim bay, đậu thỏa mái. Đặc biệt, không thể thiếu lớp cát dày, vừa giúp chuồng trại luôn khô ráo và có chỗ cho chim tắm cát, đây là đặc tính ưa thích của chúng.

Nam Định: Nuôi loại chim quý mắn đẻ như gà, mỗi tháng bỏ túi hàng chục triệu đồng - Ảnh 2.

Mỗi con chim trĩ mái đẻ khoảng từ 70- 100 trứng/vụ, năng suất đẻ tùy thuộc vào cách chăm sóc và chế độ cho ăn.

Trò chuyện với Dân Việt, bà Tuyết cho biết, nuôi chim trĩ cũng giống như nuôi gà, thức ăn hằng ngày và cách chăm sóc cũng như của gà, gồm các loại cám, trộn với thóc và một số chất khác. Thức ăn cũng được phối trộn theo tỷ lệ thích hợp đối với từng loại chim sinh sản, chim thương phẩm, để tăng chất lượng thịt và tăng khả năng sinh sản cho chim.

So với các loại gia cầm được nuôi phổ biến khác như gà, vịt… chim trĩ dễ nuôi hơn, lại ít tốn công chăm sóc. Nhưng đây là loài chim hoang dã có tập tính khác thường, cần phải nắm rõ kỹ thuật nuôi để đạt năng suất cao, ít hao hụt. Chim rất ít khi mắc bệnh, nếu có cũng chủ yếu là các bệnh dễ điều trị.

Nam Định: Nuôi loại chim quý mắn đẻ như gà, mỗi tháng bỏ túi hàng chục triệu đồng - Ảnh 3.

Bà tuyết có hu nhập từ nuôi chim trĩ sinh sản và chim trĩ thương phẩm lên đến hơn 200 triệu đồng mỗi năm.

Hiện trang trại của bà Tuyết có 300 con chim trĩ bố mẹ, hàng trăm con chim thương phẩm khác. Trứng chim trĩ được cho ấp nở để bán giống hoặc nuôi lớn cung cấp cho nhà hàng lớn trong và ngoài tỉnh. 

Giá bán chim trĩ 1 ngày tuổi khoảng 20.000 đồng/con, chim 1 tháng tuổi có giá 50.000 đồng/con, chim thương phẩm 180.000 đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí mỗi năm gia đình bà lãi trên 200 triệu đồng.

"Mùa chim trĩ sinh sản chính từ tháng giêng cho đến hết tháng 6 (âm lịch), vào các thời điểm khác chim trĩ có đẻ, nhưng ít hơn. Trung bình vào vụ, mỗi tháng gia đình tôi xuất được khoảng 2000 chim trĩ giống, mỗi con có giá khoảng 20.000 đồng, sau khi trừ hết chi phí lãi được hơn 1 nửa" - bà Tuyết vui vẻ tiết lộ.

Nam Định: Nuôi loại chim quý mắn đẻ như gà, mỗi tháng bỏ túi hàng chục triệu đồng - Ảnh 4.

Vào vụ chính, trung bình mỗi tháng gia đình bà Tuyết xuất bán 2000 chim trĩ giống, mỗi con có giá 20.000 đồng.

Bà Trịnh Thị Tuyết cho biết, yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất của chim trĩ là yếu tố ghép đôi, bảo quản và ấp trứng. 

Tỷ lệ ghép đôi phù hợp là 1 trống ghép với 4 mái trong chuồng có diện tích 2m2, không nên ghép theo tỷ lệ 1 trống 1 mái, cũng không nên ghép nhiều mái sẽ dẫn đến tỷ lệ trứng nở kém.

Chim trĩ sau khi đẻ chúng rất lười ấp và nếu có ấp thì tỷ lệ nở không cao. Do đó người nuôi phải ấp trứng bằng máy để đạt tỷ lệ nở cao nhất lên đến 80 - 85%. Kỹ thuật ấp trứng chim trĩ không khác gì so với ấp trứng gà, trứng vịt. Chim khi nở, nuôi từ 3 - 4 tháng có thể xuất bán thịt, từ 6 - 7 tháng có thể cho sinh sản tùy theo chế độ chăm sóc.

Nam Định: Nuôi loại chim quý mắn đẻ như gà, mỗi tháng bỏ túi hàng chục triệu đồng - Ảnh 5.

Muốn tỷ llệ ấp nở cao nhất, ngoài chế độ cho ăn thì người nuôi cần thu nhặt trứng mỗi ngày sau khi chim trĩ đẻ để mang đi ấp.

Chim trĩ sinh sản theo mùa, nhưng do kĩ thuật nuôi ngày càng cao nên hầu như chúng đẻ quanh năm, nhưng các tháng đầu năm năng suất sẽ cao hơn. 

Bình quân mỗi năm 1 con chim mái có thể đẻ từ gần 100 trứng. Đặc biệt, số trứng, thời gian đẻ của chim trĩ còn phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi, chế độ cho ăn và chăm sóc.

Cũng theo bà Tuyết, Chim sinh sản có chế độ thức ăn riêng, gồm 50% cám, 10% gạo lứt, 10% bắp, lúa, bổ sung thêm đậu nành, rau xanh.....Vào mùa nắng nóng phải chống nắng cho chim và bổ xung thêm rau xanh, đồng thời hòa thêm điện giải vào nước cho chim uống.

Nam Định: Nuôi loại chim quý mắn đẻ như gà, mỗi tháng bỏ túi hàng chục triệu đồng - Ảnh 6.

Chuồng nuôi chim cần có lưới che chắn khỏi chim bay ra, đồng thời phải có sàn cho chim đậu, dưới nền phủ một lớp cát bê tông dày.

Thông thường mỗi con chim mái đẻ khoảng 100 quả/vụ và nghỉ đến vài tháng mới đẻ trứng tiếp. Nếu giữ lại nuôi thì sẽ không kinh tế, vì vậy chuyển sang bán chim thương phẩm, nuôi lứa chim mới gối vụ chim này. 

Sau khi xuất bán chim thương phẩm, nền chuồng phải được vệ sinh, khử trùng sạch sẽ, trải lớp cát mới. Đây là tiến bộ kỹ thuật quan trọng giúp đàn chim sinh trưởng tốt.

"Vì thường xuyên nuôi các lứa chim bố mẹ gối vụ nên hầu như quanh năm gia đình tôi đều có chim giống bán, chính vụ thì nhiều gấp đôi còn vào trái vụ cũng xuất được 1000 chim giống/tháng. Năm nay tuy dịch covid -19 diễn biến phức tạp nhưng chim giống vẫn tiêu thụ rất tốt" - bà Tuyết chia sẻ.

Theo Phạm Anh/danviet.vn
https://danviet.vn/nam-dinh-nuoi-loai-chim-quy-man-de-nhu-ga-moi-thang-bo-tui-hang-chuc-trieu-dong-20210620121802727.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập170
  • Hôm nay45,722
  • Tháng hiện tại972,427
  • Tổng lượt truy cập92,146,156
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây