Học tập đạo đức HCM

Nông dân ngậm ngùi nhìn gà Mía tăng trên 100.000 đồng/kg

Chủ nhật - 20/06/2021 02:00
Giá gà Mía những ngày gần đây đã vượt mốc 100.000 đồng/kg, nhưng nghịch cảnh người chăn nuôi chi biết ngậm ngùi tiếc nuối khi không có gà để bán.
Nhiều chuồng nuôi gà tại Sơn Tây, Ba Vì bỏ trống do người chăn nuôi không còn đủ khả năng kinh tế để tái đàn. Ảnh: Trung Quân.

Nhiều chuồng nuôi gà tại Sơn Tây, Ba Vì bỏ trống do người chăn nuôi không còn đủ khả năng kinh tế để tái đàn. Ảnh: Trung Quân.

Đây là nghịch lý đang diễn ra tại vùng chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Ba Vì và Sơn Tây (Hà Nội). Khoảng nửa tháng gần đây, giá gà Mía liên tục có xu hướng tăng, các thương lái tranh nhau về các vùng nuôi gà trọng điểm để thu mua nhưng phần lớn đều xách lồng không ra về. Chứng iến cảnh này, nhiều hộ chăn nuôi ngậm ngùi tiếc nuối khi không còn gà đến lứa để bán do giai đoạn trước không đủ sức hay bản lĩnh tái đàn.

Bà Khuất Thị Thế, thôn Yên Khoái, xã Thụy An, huyện Ba vì cho biết: Hai năm nay, việc chăn nuôi gà của gia đình bà gặp muôn vàn khó khăn. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp làm thị trường tiêu thụ không ổn định, giá gà lên xuống thất thường, trong khi giá thức ăn liên tục tăng cao nên gia đình phải xoay xở đủ đường mà vẫn thua lỗ nặng.

Tính riêng năm 2020, bà Thế lỗ 700 triệu đồng từ việc nuôi gà. Hệ thống chuồng nuôi được bà đầu tư bài bản có thể nuôi tới 1,4 vạn con, nhưng hiện bà mới chỉ vào tham dò được 2.500 gà thịt với hi vọng có thể gỡ được chút đỉnh lấy vốn duy trì việc chăn nuôi.

“Mặc dù biết chăn nuôi khó khăn và có thể mất trắng, nhưng không chăn nuôi giờ nông dân chúng tôi không biết làm gì khác để gỡ lại số nợ trước kia. Vì thế, đánh liều vào đàn nuôi gỡ dần, cầu Trời, phấn Phật mong sao mọi thứ thuận lợi”, bà Thế bộc bạch.

Gà Mía có giá 100.000đ/kg nhưng đa phần các hộ không có gà bán. Một số hộ đã bắt đầu rục rịch vào đàn nhưng số lượng dè dặt, vừa nuôi vừa nghe ngóng thị trường, dịch bệnh. Ảnh: Trung Quân.

Gà Mía có giá 100.000đ/kg nhưng đa phần các hộ không có gà bán. Một số hộ đã bắt đầu rục rịch vào đàn nhưng số lượng dè dặt, vừa nuôi vừa nghe ngóng thị trường, dịch bệnh. Ảnh: Trung Quân.

Tương tự, chị Trần Thị Ngọc Ánh, người cùng thôn Yên Khoái, cũng không giấu được sự tiếc nuối khi gà đang được giá mà không có hàng để bán, trong khi hơn 300m2 chuồng nuôi vẫn phải để không.

Chị Ánh chia sẻ: Hiện, gà Mía đang có giá 100.000 đồng/kg, cao hơn rất nhiều so với giai đoạn trước, nhưng các hộ lại không có gà để bán. Sở dĩ có việc này là do lượng cung gà của các chuồng nuôi không còn nhiều. Giai đoạn trước, giá gà liên tục xuống thấp, nhiều gia đình thua lỗ nặng không còn đủ tiềm lực tái đàn. Những hộ khôi phục được lại mang nặng tâm lý lo sợ vào đàn không bán được thua lỗ nên cũng chỉ dám nuôi cầm chừng, vừa nuôi vừa nghe ngóng tình hình.

“Không nói đâu xa, gia đình tôi trước đây thường nuôi từ 5.000 - 6.000 con, nhưng hiện tại trong chuồng chỉ nuôi cầm cự 2.000 con còn lại để trống chuồng. Năm 2020, gia đình lỗ 100 triệu đồng nên giờ vào đàn mới vẫn run lắm, 4 đến 5 tháng nữa có được thu hay không mới biết được, khi nào tiền nằm trong túi rồi may ra an tâm phần nào”, chị Ánh cho hay.

Tại xã Cẩm Lĩnh (Ba Vì), một địa phương mà trước đây hầu như nhà nào cũng nuôi gà, nhưng hiện tại tình trạng các chuồng nuôi cửa đóng then cài hoặc thưa thớt gà trong chuồng đang diễn ra một cách phổ biến. Việc thiếu hụt nguồn cung gà cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người chăn nuôi nơi đây.

Bà Lê Thị Bảy, thôn Vô Khuy, xã Cẩm Lĩnh chia sẻ: Mặc dù giá gà Mía đang lên 100.000 đồng/kg đối với gà thịt và 72.000 đồng/kg với gà tần, nhưng giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng khiến lợi nhuận của người chăn nuôi chịu ảnh hưởng tiêu cực. Thông thường, một năm bà Bảy nuôi 3 lứa gà, với giá cám như hiện nay mỗi lứa gà bà đội thêm 10 triệu đồng chi phí.

"Việc tiêu thụ gà lên xuống thất thường quá nhiều năm khiến người nông dân như "chim sợ cành cong" nên dù giá gà tiếp tục tăng cao, song đa phần người chăn nuôi đều bị lỡ cơ hội cả vì không ai dám bản lĩnh vào đàn mạnh tay ở thời điểm này." Bà Bảy ngậm ngùi.

Gía thức ăn chăn nuôi vẫn tiếp tục tăng là rào cản lớn đối với người chăn nuôi trong việc khôi phục sản xuất. Ảnh: Trung Quân.

Gía thức ăn chăn nuôi vẫn tiếp tục tăng là rào cản lớn đối với người chăn nuôi trong việc khôi phục sản xuất. Ảnh: Trung Quân.

Ông Phùng Công Tuyên, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Lĩnh cho biết: Do điều kiện đặc thù nên mỗi năm trên địa bàn xã chỉ cấy 1 vụ nên chăn nuôi gia cầm trở thành nguồn thu nhập chính cho bà con nhân dân trong xã.

Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên gia cầm, thị trường tiêu thụ bị bó hẹp do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục làm cho đời sống của các hộ nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Những điều này, vô hình chung đã làm phá vỡ hệ thống chăn nuôi của các hộ dân, ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh lương thực cũng như việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Ông Phùng Công Tuyên khuyến cáo, giá gà ấm lên do lượng cung thiếu hụt, nhưng trong bối cảnh khó khăn bủa vây như hiện nay, các hộ dân cần theo dõi sát diễn biến của thị trường, dịch bệnh để vào đàn hợp lý, đặc biệt chăn nuôi cần đảm bảo an toàn sinh học, vệ sinh, thú y, an toàn dịch bệnh để có được kết quả chăn nuôi tốt nhất.

Ông Nguyễn Duy Vụ, Phó Chủ tịch Hội chăn nuôi và tiêu thụ gà mía Sơn Tây cho tằng, việc thiếu hụt nguồn cung gà ở thời điểm hiện nay là hệ quả tất yếu của việc người chăn nuôi đang chịu sự ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến từ nhiều phía. Trong đó, dịch Covid-19 kéo dài cộng giá gà thấp quá lâu khiến nhiều hộ dân kiệt quệ tài chính là nguyên nhân chính. Đến khi có thể khôi phục đàn giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, trong khi đây là thành tố chiếm tới 70 - 80% giá thành chăn nuôi.

Theo Trung Quân/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/nong-dan-ngam-ngui-nhin-ga-mia-tang-tren-100000-dong-kg-d294155.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập185
  • Hôm nay45,722
  • Tháng hiện tại972,110
  • Tổng lượt truy cập92,145,839
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây