Học tập đạo đức HCM

Nông dân khấm khá nhờ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm

Thứ tư - 06/01/2021 01:54
Tổng kết 10 năm TP.HCM thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1ha của thành phố tăng gấp 3 lần là một trong những kết quả ấn tượng.

Những ngày đầu năm 2021, chúng tôi có dịp đến thăm Hợp tác xã đầu tư nông nghiệp Toàn Cầu (HTX Toàn Cầu) ở xã Hưng Long, huyện Bình Chánh. Đây là một HTX sinh sau, nhưng sức sản xuất và kinh doanh khá lạc quan.

Nông dân khấm khá nhờ tư duy kinh tế - Ảnh 1.

Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã được đầu tư đến 100% xã phường, thị trấn trên cả nước. Ảnh: Hữu Trung

Tại hội nghị tổng kết chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2020, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã trao danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới tặng Ngân hàng CSXH.

Tư duy kinh tế

Chủ tịch Hội Nông dân xã Hưng Long Nguyễn Công Bình cho biết, mặc dù HTX Toàn Cầu khá non trẻ nhưng chính chất non trẻ này nên từ lãnh đạo HTX cho đến các thành viên khá năng động trong sản xuất và kinh doanh. Chứng minh cho việc này, ông Bình chia sẻ, mỗi ngày HTX thu nhận của thành viên hơn 2 tấn rau. Hầu hết sản lượng sản phẩm này đều xuất bán cho hệ thống các siêu thị như VinEco, Co.opmart. "Họ khá nhạy bén trong làm ăn. Ở thành phố này, để một HTX bán sản phẩm nông nghiệp vào hệ thống siêu thị không phải là chuyện dễ dàng, nhưng lãnh đạo HTX này đã làm được chỉ sau vài tháng thành lập"- ông Bình thổ lộ.

Hiện HTX Toàn Cầu có 30 thành viên với 20ha đất sản xuất khoảng 20 mặt hàng rau ăn lá và ăn quả, như: Khổ qua, cải, mồng tơi, rau dền, dưa leo… Tất cả những sản phẩm đều trồng theo chuẩn VietGAP. "Ngay ban đầu, HTX đã lấy chuẩn VietGAP để định hướng cho các thành viên HTX sản xuất sản phẩm nông nghiệp, cũng là quy chuẩn để chúng tôi xác định mục tiêu bán sản phẩm cho hệ thống siêu thị"- ông Phan Văn Hoàng - Giám đốc HTX Toàn Cầu cho biết.

Cũng theo ông Hoàng, để sản phẩm đảm bảo chất lượng, HTX có đội ngũ nhân viên trực tiếp hướng dẫn các thành viên canh tác đúng chuẩn VietGAP. Sau khi sản phẩm thu về sẽ được đưa vào xưởng sơ chế, đóng gói trước khi xuất bán cho các hệ thống siêu thị. "HTX đang có kế hoạch mở rộng diện tích để tăng sản lượng sản phẩm. HTX luôn xác định đây là cuộc làm ăn kinh tế nên phải làm đúng thực chất để có lời giúp thành viên phát triển"-ông Hoàng chia sẻ.

Những năm qua, không chỉ có các tổ chức làm ăn tập thể trên địa bàn TP.HCM lấy tư duy kinh tế nông nghiệp làm chủ đạo trong sản xuất, mà ngay cả cá nhân nông dân cũng như vậy. Anh Phan Minh Tiến, một trai làng ở huyện Cần Giờ, sản xuất món mật dừa nước mới lạ và đang kinh doanh khá thành công.

Thay đổi bộ mặt nông thôn

Theo Minh Tiến, mật dừa nước không phải cứ muốn là có. Nhưng bằng một phương pháp riêng, anh đã chiết xuất được mật. Mật dừa nước sau khi chiết ra đã được Minh Tiến gửi đi phân tích mẫu nhằm bảo đảm an toàn cho người sử dụng, như trong mật có chứa acid amin, vitamin B, C cùng chất chống oxy hóa. Sau đó, mật sẽ được đóng chai và bán như nước ngọt trên thị trường. Mỗi ngày, Minh Tiến chiết xuất khoảng 10 lít mật dừa nước, tương đương 50 chai, thu nhập mỗi tháng từ loại mật này khoảng 200 triệu đồng. Với dự án khởi nghiệp này, Minh Tiến không chỉ tạo ra giá trị kinh tế mà còn tạo được công việc cho người dân địa phương. Sắp tới, anh sẽ tạo ra nhiều sản phẩm từ dừa nước hơn để xuất khẩu.

Theo Sở NNPTNT, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở TP.HCM bình quân giảm khoảng 900ha/năm, số hộ nông lâm ngư nghiệp bình quân giảm 6,38%/năm. Tuy nhiên, nhờ nông dân thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, giống cây con chất lượng cao, chuyển dịch sang các loại cây trồng vật nuôi có giá trị, chính sách hỗ trợ lãi vay đầu tư sản xuất góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp thành phố, nên giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1ha đất canh tác/năm tăng từ 158,5 triệu đồng/ha (năm 2010) lên 502 triệu đồng/ha (năm 2018).

Vừa qua, chủ trì hội nghị trực tuyến tổng kết ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2020, triển khai kế hoạch năm 2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị phải chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang làm kinh tế nông nghiệp, từ đánh bắt thủy sản là chủ yếu sang chiến lược nuôi trồng, nhất là nuôi trồng biển. 

https://danviet.vn/nong-dan-kham-kha-nho-nang-dong-sang-tao-dam-nghi-dam-lam-20210105173103248.htm

Nguồn tin: Thu Hà/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập100
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm90
  • Hôm nay30,480
  • Tháng hiện tại187,766
  • Tổng lượt truy cập93,715,320
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây