Giá trị xuất khẩu thủy sản 14 – 16 tỷ USD vào năm 2030
Theo mục tiêu mà Bộ NNPTNT đặt ra trong tờ trình gửi Thủ tướng, chỉ tiêu chủ yếu đặt ra đến năm 2030 là giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14 - 16 tỷ USD.
Đến năm 2045, Việt Nam là trung tâm chế biến thủy sản sâu, thuộc nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới.
Bộ NNPTNT cho biết, sau 10 năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020 cho thấy, trong giai đoạn 2010-2019 cơ cấu GDP ngành thủy sản trong toàn ngành nông nghiệp tăng từ 17,8% lên 24,4%...
Năm 2020, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt 2,022 triệu tấn, trị giá 8,38 tỷ USD, giảm 4,04% về lượng và giảm 1,8% về trị giá so với năm 2019.
Bên cạnh những thành tựu nêu trên, tờ trình cũng nêu rõ, ngành thủy sản đang bộc lộ không ít những tồn tại, bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.
Phát triển thủy sản chưa thực sự bền vững, ổn định và hiệu quả; sức cạnh tranh sản phẩm hàng hóa thủy sản của nước ta trên thị trường khu vực và quốc tế chưa cao, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ; cơ cấu nội ngành thủy sản chưa hợp lý.
Cùng với đó, hệ thống hạ tầng thủy sản còn lạc hậu, thiếu đồng bộ; vốn đầu tư cho hạ tầng thủy sản còn khó khăn; tổ chức sản xuất chưa hiệu quả; chất lượng và giá trị gia tăng của ngành thủy sản còn thấp.
Nguyên nhân chính chủ yếu dẫn đến tình trạng này có cả chủ quan và khách quan, tuy nhiên đại diện Bộ NNPTNT khẳng định, nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.
Điều đó được thể hiện qua việc các quan hệ sản xuất thì vẫn rất rời rạc, thiếu sự gắn kết tư duy sản xuất hàng hóa lớn giữa những người sản xuất nguyên liệu với cơ sở chế biến, giữa cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản với cơ quan quản lý và nhà khoa học, đặc biệt thiếu sự gắn kết theo chuỗi giá trị thủy sản trong nước với chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu...
Bộ NNPTNT cũng đề cập tới góc độ, nguồn vốn ngân sách bố trí chưa đủ về số lượng và thời gian theo yêu cầu của ngành.
Hướng đến ngành kinh tế thương mại hiện đại
Nhận định ngành thủy sản đang bước vào giai đoạn phát triển mới, trên nền tảng những thành tựu nổi bật của giai đoạn trước, cùng với đó là những thách thức trong bối cảnh mới, theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến: "Việc ban hành Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là rất cần thiết".
Chỉ tiêu chủ yếu đặt ra đến năm 2030 là tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,0 - 4,0%/năm; tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn (trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản 7,0 triệu tấn); giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14 - 16 tỷ USD...
Giải quyết việc làm cho trên 3,5 triệu lao động, có thu nhập bình quân đầu người lao động thủy sản tương đương thu nhập bình quân chung lao động cả nước...
Tầm nhìn đến năm 2045, thủy sản là ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến; là trung tâm chế biến thủy sản sâu, thuộc nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới.
Giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển, góp phần bảo đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm, bảo vệ quốc phòng an ninh chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc...
https://danviet.vn/viet-nam-tham-vong-xuat-khau-thuy-san-16-ty-usd-vao-nam-2030-20210105173543393.htm
Nguồn tin: Khánh Nguyên/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;