Học tập đạo đức HCM

Yên Thế: Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chủ lực

Thứ tư - 06/01/2021 18:27
Để xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, Yên Thế (Bắc Giang) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, gắn với thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Bước đầu, huyện  đạt được kết quả đáng ghi nhận.

t16.jpg
Hết năm 2020, huyện Yên Thế có 12 sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh.

Nâng chất lượng sản phẩm chủ lực

Những năm gần đây, huyện Yên Thế đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm chủ lực nông nghiệp.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, năm 2020, tổng đàn gia cầm toàn huyện đạt 4,3 triệu con, trong đó đàn gà có 3,8 triệu con. Ngoài tiêu thụ gà nguyên con, huyện tập trung đẩy mạnh tiêu thụ thông qua chế biến, đa dạng hóa sản phẩm như: chả gà, xúc xích gà, giò gà. Kéo theo đó, thị trường tiêu thụ cũng được mở rộng  thông qua việc ký kết hợp đồng với các siêu thị.

Dê cũng là sản phẩm chủ lực của Yên Thế với hơn 9.500 con. Huyện đã thành lập HTX, xây dựng được nhãn hiệu tập thể dê núi Hồng Kỳ. Giờ đây, thị trường tiêu thụ rộng mở hơn thông qua việc ký kết hợp đồng tiêu thụ với các nhà hàng lớn ở nhiều tỉnh, thành phố.

Thời gian tới, Yên Thế xác định sẽ phát triển đàn gia súc lớn như: trâu, bò, ngựa theo hướng tập trung ở các xã vùng cao, ven sông.

Ở lĩnh vực trồng trọt, Yên Thế có sản phẩm chè, diện tích 535ha, sản lượng đạt 4.300 tấn. Để nâng cao chất lượng, các hộ đã trồng theo quy trình VietGAP, hướng tới sản xuất hữu cơ. Cùng với đó, đẩy mạnh việc liên kết, từ sản xuất đến tiêu thụ. Đến nay, 75% diện tích chè của huyện đã được liên kết tạo thành các chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ.

Ngoài sản phẩm chè, Yên Thế đang tập trung sản xuất vải thiều (2.070ha), nhãn (450ha) theo quy trình an toàn; phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa xây dựng nhãn hiệu chứng nhận nhãn chín muộn Yên Thế dùng cho sản phẩm quả nhãn chín muộn huyện Yên Thế.

Nâng cao giá trị từ sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Yên Thế đã xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện cụ thể. Căn cứ vào  thế mạnh của mình, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn rà soát, lựa chọn các sản phẩm lợi thế, thế mạnh để xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện.

Sau hơn 2 năm triển khai, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng từ huyện tới cơ sở, sự tích cực chủ động của các chủ thể sản xuất, Chương trình OCOP trên địa bàn huyện đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

Các sản phẩm tham gia đánh giá, xếp hạng đa dạng về chủng loại; chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì, tem nhãn có nhiều đổi mới, từng bước đáp ứng yêu cầu thị trường; một số sản phẩm sau khi đạt sao OCOP đã được sự quan tâm và ký kết hợp đồng tiêu thụ với các siêu thị, đại lý.

t16a.JPG
 

Về sản phẩm gà đồi, có thịt gà đóng túi hút chân không và giò gà đạt 4 sao, chả gà đạt  3 sao.

Đến nay, huyện có 15 sản phẩm nông nghiệp có nhãn hiệu được bảo hộ và quyết định chấp nhận đơn hợp lệ của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ khoa học và Công nghệ). Đến hết năm 2020, Yên Thế có 12 sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh. Đặc biệt, huyện đã xây dựng trang Web giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng, tiềm năng, thế mạnh của địa phương đến người tiêu dùng trên cả nước.

Ông Lương Văn Hiến, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Thế, đánh giá, sau gần 3 năm thực hiện, Chương trình OCOP bước đầu đã thay đổi được nhận thức của doanh nghiệp, HTX về mục đích, ý nghĩa khi tham gia chương trình. Từ việc nâng cao chất lượng, các sản phẩm đạt OCOP đã thuận lợi hơn trong tiêu thụ, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đặc biệt thuận lợi trong việc liên kết tiêu thụ sản phẩm, từ đó nâng cao thu nhập cho người tham gia.

Trao đổi với phóng viên, bà Bùi Tú Uyên, kế toán HTX Nông nghiệp Xanh Yên Thế, cho biết, trong chế biến, HTX có 3 sản phẩm chính, gồm: thịt gà đóng túi hút chân không, giò gà, chả gà. Trong đó, thịt gà đóng túi hút chân không và giò đạt 4 sao, chả gà đạt 3 sao. Trước đây, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở các nhà hàng, sau khi có thương hiệu, đạt OCOP, sản phẩm đưa được vào các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch. Hiện, HTX đã ký hợp đồng cung cấp cho 5 đại lý, mỗi đại lý một tháng tiêu thụ 100 con gà, (mỗi con 1,7kg), 50kg giò, 20kg chả.

Theo ông Lương Văn Hiến, thời gian tới, huyện sẽ củng cố, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với HTX và doanh nghiệp. Qua đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “kinh tế và tổ chức sản xuất” trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Phát triển các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng theo hướng nâng cao chất lượng, quy chuẩn, đáp ứng tiêu chuẩn các thị trường khác nhau, gắn với các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp (hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp hoặc HTX). Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tem truy xuất nguồn gốc, hỗ trợ đăng ký xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ các sản phẩm OCOP; cải tiến mẫu mã, bao bì nhãn mác sản phẩm theo hướng sáng tạo, ấn tượng, có bản sắc riêng làm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm là những giải pháp mà chính quyền và người dân huyện Yên Thế đang nỗ lực triển khai, thực hiện.

https://kinhtenongthon.vn/yen-the-nhieu-giai-phap-nang-cao-chat-luong-gia-tri-san-pham-chu-luc-post39908.html
Theo  Hoàng Văn/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập495
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm493
  • Hôm nay35,334
  • Tháng hiện tại213,901
  • Tổng lượt truy cập90,277,294
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây