Học tập đạo đức HCM

Nuôi heo rừng bằng thảo dược 'miễn nhiễm' dịch bệnh

Thứ tư - 20/05/2020 05:53
Anh Đoàn Phan Dinh ở Đồng Tháp cho heo rừng ăn thức ăn bằng thảo dược, trị bệnh bằng thuốc nam, heo ngủ trên nền đệm lót sinh học… đem lại kết quả cao.
Trang trại của anh Đoàn Phan Dinh ở ấp An Hòa, xã An Khánh, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) thả nuôi 100 con heo rừng lai, được áp dụng rất khoa học cho heo ngủ đệm lót sinh học và ăn cây thảo dược phòng ngừa bệnh.

Trang trại của anh Đoàn Phan Dinh ở ấp An Hòa, xã An Khánh, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) thả nuôi 100 con heo rừng lai, được áp dụng rất khoa học cho heo ngủ đệm lót sinh học và ăn cây thảo dược phòng ngừa bệnh.

Cho heo ăn các loại thức ăn từ bả hèm, tấm cám, các loại được nấu chín và các loại cây trồng xung quanh trong vườn nhà như chuối cây, rau muốn, rau lang.

Cho heo ăn các loại thức ăn từ bả hèm, tấm cám, các loại được nấu chín và các loại cây trồng xung quanh trong vườn nhà như chuối cây, rau muốn, rau lang.

Điểm khác lạ mô hình của anh Dinh, là dành riêng 1 công đất chuyên trồng các loại rau thảo dược như đinh lăng, lượt vàng, tam thất, chùm ngây, bìm bịp…để hái vào cho heo ăn giúp heo tiêu hóa tốt và tăng cường sức đề kháng.

Điểm khác lạ mô hình của anh Dinh, là dành riêng 1 công đất chuyên trồng các loại rau thảo dược như đinh lăng, lượt vàng, tam thất, chùm ngây, bìm bịp…để hái vào cho heo ăn giúp heo tiêu hóa tốt và tăng cường sức đề kháng.

Nhờ cách nuôi bằng thảo dược, nên đợt dịch tả heo Châu Phi vừa qua đàn heo của anh Dinh không hề bị ảnh hưởng.

Nhờ cách nuôi bằng thảo dược, nên đợt dịch tả heo Châu Phi vừa qua đàn heo của anh Dinh không hề bị ảnh hưởng.

Anh Dinh chia sẻ, anh luôn tuân thủ mỗi ngày phun thuốc sát trùng 3-4 lần, kết hợp rải vôi xung quanh. Không cho heo ăn các loại nông sản thừa, cũng không cho ăn lục bình, không cho uống nước sông mà chuyển sang uống nước máy hoặc nước giếng. Cho heo ăn các loại thức ăn từ bả hèm, tấm cám nấu chín và các loại cây trồng trong vườn nhà như chuối cây, rau muống, rau lang…

Anh Dinh chia sẻ, anh luôn tuân thủ mỗi ngày phun thuốc sát trùng 3-4 lần, kết hợp rải vôi xung quanh. Không cho heo ăn các loại nông sản thừa, cũng không cho ăn lục bình, không cho uống nước sông mà chuyển sang uống nước máy hoặc nước giếng. Cho heo ăn các loại thức ăn từ bả hèm, tấm cám nấu chín và các loại cây trồng trong vườn nhà như chuối cây, rau muống, rau lang…

Bên cạnh đó anh áp dụng toàn bộ trại heo rừng nuôi theo quy trình bằng đệm lót sinh học và tuân thủ tiêm phòng dịch bệnh theo định kỳ cho đàn heo. Vì vậy đàn heo của anh luôn khỏe mạnh và có heo xuất bán theo định kỳ, kể cả những tháng đang trong mùa dịch bệnh.

Bên cạnh đó anh áp dụng toàn bộ trại heo rừng nuôi theo quy trình bằng đệm lót sinh học và tuân thủ tiêm phòng dịch bệnh theo định kỳ cho đàn heo. Vì vậy đàn heo của anh luôn khỏe mạnh và có heo xuất bán theo định kỳ, kể cả những tháng đang trong mùa dịch bệnh.

 
Trang trại của anh Dinh rộng 2.000m2, xây chuồng nuôi kết hợp nuôi thả lang, trong đó có 20 con heo nái cho sinh sản quanh năm. Trung bình mỗi tháng anh Dinh xuất bán khoảng 30-50 con heo giống và heo thịt.

Trang trại của anh Dinh rộng 2.000m2, xây chuồng nuôi kết hợp nuôi thả lang, trong đó có 20 con heo nái cho sinh sản quanh năm. Trung bình mỗi tháng anh Dinh xuất bán khoảng 30-50 con heo giống và heo thịt.

Không dừng ở việc mở trang trại nuôi heo mà anh còn đứng ra thành lập Công ty TNHH TM-DV Heo Rừng liên kết hang trăm hộ dân chăn nuôi heo rừng ở 13 tỉnh thành ĐBSCL, cung cấp giống, kỹ thuật và cuối cùng bao tiêu heo cho nông dân. Bình quân 1 tháng anh thu mua khoảng 200 con heo rừng hơi để giao bán cho các quán ăn và nhà hàng ở các tỉnh miền Tây và TP.HCM.

Không dừng ở việc mở trang trại nuôi heo mà anh còn đứng ra thành lập Công ty TNHH TM-DV Heo Rừng liên kết hang trăm hộ dân chăn nuôi heo rừng ở 13 tỉnh thành ĐBSCL, cung cấp giống, kỹ thuật và cuối cùng bao tiêu heo cho nông dân. Bình quân 1 tháng anh thu mua khoảng 200 con heo rừng hơi để giao bán cho các quán ăn và nhà hàng ở các tỉnh miền Tây và TP.HCM.

Hướng đi của anh là giúp nông dân tái đàn heo rừng sau dịch theo mô hình '3 cái 1 đực' nhằm cải thiện kinh tế của bà con nông dân sau dịch tả heo Châu Phi, với chi phí đầu tư ban đầu khoảng 10 triệu đồng/hộ. Các hộ nuôi rất yên tâm vì được nhân viên Cty hỗ trợ kỹ thuật trong chăn nuôi, đến tận nhà trị bệnh miễn phí cho heo bằng thuốc nam, quan trọng hơn người nuôi được bao tiêu đầu ra.

Hướng đi của anh là giúp nông dân tái đàn heo rừng sau dịch theo mô hình “3 cái 1 đực” nhằm cải thiện kinh tế của bà con nông dân sau dịch tả heo Châu Phi, với chi phí đầu tư ban đầu khoảng 10 triệu đồng/hộ. Các hộ nuôi rất yên tâm vì được nhân viên Cty hỗ trợ kỹ thuật trong chăn nuôi, đến tận nhà trị bệnh miễn phí cho heo bằng thuốc nam, quan trọng hơn người nuôi được bao tiêu đầu ra.

Bình quân mỗi hộ nuôi heo rừng liên kết, đầu tư vốn ban đầu khoảng 12-15 triệu đồng (chuồng và con giống thường 3 cái 1 đực)  nuôi trong vòng 18 tháng thu lãi khoảng 50-60 triệu đồng.

Bình quân mỗi hộ nuôi heo rừng liên kết, đầu tư vốn ban đầu khoảng 12-15 triệu đồng (chuồng và con giống thường 3 cái 1 đực)  nuôi trong vòng 18 tháng thu lãi khoảng 50-60 triệu đồng.

Cty Heo Rừng cam kết, sau 3 năm nuôi, người dân không sinh lợi, có quyền trả lại heo và lấy tiền đã đầu tư về. Thậm chí heo bị dịch bệnh Cty sẽ hỗ trợ cho người nuôi 50% chi phí để tái đàn lại nuôi. Từ những cam kết rất thực tế trên, đến nay toàn vùng ĐBSCL đã có gần 500 hộ tham gia mô hình với anh và trong đó có gần 4.000 con heo nái đang cho sinh sản quanh năm.

Cty Heo Rừng cam kết, sau 3 năm nuôi, người dân không sinh lợi, có quyền trả lại heo và lấy tiền đã đầu tư về. Thậm chí heo bị dịch bệnh Cty sẽ hỗ trợ cho người nuôi 50% chi phí để tái đàn lại nuôi. Từ những cam kết rất thực tế trên, đến nay toàn vùng ĐBSCL đã có gần 500 hộ tham gia mô hình với anh và trong đó có gần 4.000 con heo nái đang cho sinh sản quanh năm.

Trong thời gian tới, anh Dinh sẽ tiếp tục mở rộng liên kết và bao tiêu sản phẩm cho người dân ĐBSCL. Bên cạnh đó, anh đang hướng đến nuôi heo rừng VietGAHP, nhằm đảm bảo heo rừng nuôi sạch từ chuồng nuôi đến bàn ăn và không gây ảnh hưởng môi trường.

Trong thời gian tới, anh Dinh sẽ tiếp tục mở rộng liên kết và bao tiêu sản phẩm cho người dân ĐBSCL. Bên cạnh đó, anh đang hướng đến nuôi heo rừng VietGAHP, nhằm đảm bảo heo rừng nuôi sạch từ chuồng nuôi đến bàn ăn và không gây ảnh hưởng môi trường.

Nguồn tin: Lê Hoàng Vũ/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập343
  • Máy chủ tìm kiếm35
  • Khách viếng thăm308
  • Hôm nay31,382
  • Tháng hiện tại1,274,652
  • Tổng lượt truy cập88,629,722
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây