Học tập đạo đức HCM

Đổi thay vùng đất anh hùng

Thứ tư - 20/05/2020 21:58
Xã anh hùng Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) hôm nay đã thực sự thay da, đổi thịt nhờ xây dựng nông thôn mới.
Xã Hàm Liêm nay đã thay đổi rõ rệt nhờ xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Ngọc Bảo.

Xã Hàm Liêm nay đã thay đổi rõ rệt nhờ xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Ngọc Bảo.

Về vùng đất “đạn cày, bom xới”

Hàm Liêm nằm trong khu tam giác, cửa ngõ vào TP Phan Thiết (Bình Thuận). Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, Hàm Liêm là vùng địch kèm. Nơi đây, cán bộ, chiến sĩ ra Bắc vào Nam đã dừng chân ẩn trú, là bàn đạp tiến về Phan Thiết - đầu não của địch, cũng là một trong những vị trí tiền tiêu bảo vệ vùng căn cứ cách mạng.

Ngược lại, với vị trí ấy, xã Hàm Liêm trở thành mục tiêu đánh phá quyết liệt của địch nhằm bảo vệ cơ quan đầu não và trục giao thông qua vùng này. Thế nên, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, vùng đất này hầu như đâu cũng thấy dấu chân giặc.

Trong ký ức của bà Lê Thị Hường, xóm Chai, thôn Thuận Thắng, xã Hàm Liêm, người từng tự tay đào 9 chiếc hầm để nuôi giấu các cán bộ cách mạng thì Hàm Liêm lúc bấy giờ do nằm ở vị trí chiến lược nên luôn bị địch tấn công với các thủ đoạn thâm độc, như bắn pháo, rải bom, cho quân càn quét. Thế nhưng, bằng ý chí, nghị lực kiên cường, cuối cùng kháng chiến cũng đến ngày thành công.

Ông Nguyễn Quang Minh, Bí thư Đảng ủy xã Hàm Liêm, cho biết: “Dân số của xã trong thời kỳ chiến tranh chỉ khoảng 4.000 người, nhưng đến ngày hoàn toàn giải phóng có tới 712 chiến sĩ cách mạng đã ngã xuống. Hàng trăm thương binh còn mang trong mình nhiều vết thương và di chứng đạn bom.

Người có công với cách mạng của xã chiếm hơn 20% dân số, hơn 150 Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Do lập nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, Hàm Liêm được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong đợt đầu của miền Nam có 36 xã.

Chiến tranh kết thúc, Hàm Liêm xơ xác, tiêu điều. Năm 1977, toàn xã xảy ra đợt mất mùa nghiêm trọng càng khiến người dân trên mảnh đất này trở nên khốn khó. Thế nhưng, với bản chất anh dũng, kiên cường, chịu thương, chịu khó, người dân Hàm Liêm đã từng bước đứng dậy xây dựng cuộc sống.

Đối thay nhờ xây dựng nông thôn mới

Trao đổi với Bí thư Đảng ủy xã Hàm Liêm được biết, những năm đầu sau ngày giải phóng, nhiều nơi trên địa bàn xã đất đai cằn cỗi, cây trồng chủ yếu sống dựa vào nước trời, kỹ thuật canh tác của nông dân còn lạc hậu nên cảnh mất mùa xảy ra liên miên. Bấy giờ, mọi thứ được gầy dựng lại từ hoang tàn, đổ nát sau chiến tranh.

Sự phát triển của Hàm Liêm bắt đầu từ giai đoạn đất nước đổi mới và thực sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây nhờ Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Trong đó phải kể đến, từ khi có nguồn nước hồ Sông Quao và kênh Châu Tá 812, người dân trong xã có cơ hội chuyển từ trồng lúa trên đất bạc màu sang trồng cây thanh long đã giúp ổn định sản xuất nông nghiệp, nnag cao thu nhập.

Bộ mặt nông thôn xã Hàm Liêm nay rất khang trang. Ảnh: Ngọc Bảo.

Bộ mặt nông thôn xã Hàm Liêm nay rất khang trang. Ảnh: Ngọc Bảo.

Theo thống kê, toàn xã hiện đang có hơn 1.000 ha cây thanh long, nhiều diện tích được trồng theo công nghệ VietGAP cho năng suất cao.

Ngoài ra, với mô hình nuôi chim yến trong vườn thanh long, nhân dân xã anh hùng Hàm Liêm đã biến cái khó khăn trở thành động lực để phát triển kinh tế. Hiện tại, xã đang có trên 100 nhà nuôi chim yến, đem về nhập cao cho người dân.

Năm 2017 xã được tỉnh công nhận là xã nông thôn mới, người dân có mức thu nhập bình quân đầu người gần 35 triệu đồng/năm; gần 950 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi có mức thu nhập hàng năm từ 80 – 250 triệu đồng.

Trong đó, nhiều thương bệnh binh, người có công là nông dân sản xuất giỏi, trở thành những tấm gương tiêu biểu “người công dân kiểu mẫu” và “gia đình cách mạng gương mẫu” để các thế hệ noi theo

Về Hàm Liêm hôm nay đã không còn thấy những ngôi nhà tranh xiêu vẹo vì bom đạn mà thay vào đó là những căn nhà khang trang, bề thế. Nhìn những con đường được cứng hóa, những ngôi trường, những trạm y tế mới đạt chuẩn quốc gia, chúng tôi phần nào cảm nhận được sự thay da đổi thịt nơi đây. Cuộc sống của người dân Hàm Liêm đang có những bước khởi sắc đáng kể. Diện mạo của mảnh đất từng bị quân địch giày xéo nay đã trở lại màu xanh bát ngát, đầy sức sống.

Nguồn tin: Ngọc Bảo - Đức Bình/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập289
  • Hôm nay55,762
  • Tháng hiện tại630,183
  • Tổng lượt truy cập93,007,847
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây