Học tập đạo đức HCM

Đón làn sóng chuyển dịch chế biến ra khỏi Trung Quốc

Thứ tư - 20/05/2020 22:28
Dịch Covid-19 sẽ thúc đẩy mạnh hơn việc chuyển dịch các chuỗi cung thủy sản, đồ gỗ ra khỏi Trung Quốc. Đây là cơ hội cho ngành thủy sản và gỗ Việt Nam.
Thu hoạch thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Thanh Sơn.

Thu hoạch thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Thanh Sơn.

Từ nhiều năm nay, Trung Quốc là nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước này là 20 tỷ USD. Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc là mực ống và cá mực đông lạnh tươi, cá đã qua chế biến, mực ống và cá mực đông lạnh đã qua chế biến, cá đông lạnh…

Trung Quốc cũng là nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới. Theo Trung tâm Nghiên cứu Công nghiệp CSIL, năm 2019, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Trung Quốc đã đạt tới 54,3 tỷ USD, gấp hơn 5 lần so với Việt Nam.

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc. Chẳng hạn, việc hàng loạt nhà máy chế biến cá thịt trắng ở Trung Quốc phải tạm ngừng hoạt động trong một thời gian dài do dịch bệnh, đã ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn cung cá thịt trắng thành phẩm cho các thị trường chủ lực là châu Âu, Mỹ… Điều này đã khiến cho các nhà nhập khẩu phải vội vàng tìm kiếm nguồn cung thay thế từ những nơi khác.

Xuất khẩu đồ gỗ của Trung Quốc cũng chịu tác động tiêu cực từ Covid-19, qua đó, ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn cung sản phẩm gỗ trên toàn cầu.

Thực ra, trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, đã có sự dịch chuyển về chuỗi cung ra khỏi Trung Quốc, nhất là ở lĩnh vực chế biến gỗ, do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Theo TS Tô Xuân Phúc (Tổ chức Forest Trends), do tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, đã có 31 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc trước đó xuất khẩu sang Mỹ, được dịch chuyển sang các nước khác có chi phí thấp hơn ở châu Á. Trong đó, một nửa giá trị hàng hóa nói trên đã được dịch chuyển sang Việt Nam. Ngành gỗ Việt Nam là một trong những ngành đang đón nhận nhiều sự dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), năm 2019, nguồn đầu tư của Trung Quốc vào ngành gỗ Việt Nam dẫn đầu trong tất cả các nguồn đầu tư, trên cả ba khía cạnh là dự án mới, tăng vốn và mua bán sát nhập.

Cụ thể, đối với hạng mục các dự án FDI mới từ Trung Quốc, số lượng dự án tăng 2,3 lần và tổng vốn đầu tư của các dự án này tăng 3,4 lần so với 2018. Cũng trong năm 2019, số lượt góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp Trung Quốc là 117, tăng 1,46 lần so với số lượt năm 2018, giá trị góp vốn tăng 2,3 lần, đạt trên 96 triệu USD so với 41,4 triệu USD năm 2018.

Dịch bệnh Covid-19 sẽ đẩy nhanh hơn việc dịch chuyển các chuỗi cung ra khỏi Trung Quốc, trong đó có đồ gỗ và thủy sản.

Cũng theo TS Tô Xuân Phúc, trong một thời gian dài, các doanh nghiệp quốc tế khi đầu tư sản xuất ở nước ngoài, thường lựa chọn những quôc gia có chi phí sản xuất thấp. Nhưng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và nhất là đại dịch Covid-19 đã khiến cho nhiều nhà đầu tư phải thay đổi chiến lược của mình.

Theo đó, thay vì tập trung đầu tư vào một quốc gia nào đó, họ sẽ đầu tư vào nhiều quốc gia có điều kiện tương đồng nhằm phân tán rủi ro.

Trước đây, nhờ chi phí sản xuất thấp, Trung Quốc đã thu hút nguồn vốn đầu tư rất lớn của các tập đoàn, công ty trên thế giới, trong đó có ngành chế biến gỗ và chế biến thủy sản.

Sắp tới, do tác động của Covid-19, với phương châm “Tránh bỏ trứng vào một giỏ” để phân tán rủi ro, chắc chắn nhiều tập đoàn, công ty sẽ không còn tập trung vào Trung Quốc nữa, mà đẩy mạnh đầu tư sang các nước lân cận, trong đó có Việt Nam.

Việc chuyển dịch sản xuất trong ngành gỗ từ Trung Quốc sang Việt Nam đã và đang được thể hiện khá rõ nét.

Còn trong ngành thủy sản? Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết, sẽ có sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, nhất là sau khi xảy ra chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và đại dịch Covid -19.

Đây chính là một trong những cơ hội sẽ giúp cho ngành thủy sản có thể phục hồi sau dịch và phát triển trong thời gian tới.

Nguồn tin: Sơn Trang/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập407
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm403
  • Hôm nay42,451
  • Tháng hiện tại1,242,795
  • Tổng lượt truy cập89,921,129
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây