Học tập đạo đức HCM

Ở Hà Tĩnh, có ngôi làng ầm ĩ nhất, tất cả nhân lực đều mang họ "Bùi" đang tối ngày làm nghề này kiếm sống

Thứ ba - 02/02/2021 02:23
Gần đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, người dân làng trống Bắc Thai, Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) đang nhộn nhịp không khí sản xuất để kịp cung cấp cho thị trường những chiếc trống bền, đẹp nhất.

Làng nghề làm trống - ngôi làng ầm ĩ nhất Hà Tĩnh ở xóm Bắc Thai, xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà được biết đến như một sản phẩm đặc trưng của tỉnh Hà Tĩnh. Sản phẩm làng trống Bắc thai bền, đẹp, tiếng kêu tròn vang nên được nhiều thị trường khó tính khắp cả nước ưa chuộng, tin dùng. 

Ông Đặng Thế Mai (cán bộ xây dựng nông thôn mới xã Thạch Hội), cho biết: "Làng trống Bắc Thai có hơn 20 hộ làm trống thường xuyên, nhân lực khoảng hơn 50 người, tất cả đều mang họ Bùi. Mỗi năm Bắc Thai cung ứng ra thị trường  hơn 2.000 trống các loại. Hiện nay, các gia đình làm trống làng Bắc Thai đã kín đơn đặt hàng, đang tranh thủ làm cả lẫn đêm để kịp phục vụ nhu cầu Tết. 

Làng trống Bắc Thai (Hà Tĩnh) rộn ràng vào xuân - Ảnh 1.

Ông Đặng Thế Mai (cán bộ xây dựng nông thôn mới xã Thạch Hội) bên những chiếc trống của làng Bắc Thai, Thạch Hà (Hà Tĩnh). Ảnh: PV

 Nghề làm trống làng Bắc Thai được ông Bùi Chỉ du nhập từ Thanh Hóa về từ năm 1929, đến nay làng nghề vẫn tồn tại và phát triển, tạo nguồn thu nhập chính cho bà con địa phương. 

 Đang bận rộn với những đơn hàng cuối năm, anh Bùi Văn Đồng (người làm trống làng Bắc Thai, xã Thạch Hội), nói: "Gia đình tôi có truyền thống lâu đời làm trống, ngay từ nhỏ tôi cũng được cha và ông nội hướng dẫn các kỹ thuật để làm ra một cái trống chất lượng. 

Làng trống Bắc Thai (Hà Tĩnh) rộn ràng vào xuân - Ảnh 2.

Anh Bùi Văn Đồng (người làm trống làng Bắc Thai, xã Thạch Hội) đang làm việc khẩn trương để cho ra thị trường những chiếc trồng bền, đẹp. Ảnh: PV

 Trống được cấu tạo bởi 3 bộ phận: thân trống làm bằng gỗ mít, mặt trống làm bằng gia bò, cây song để cố định thân trống. Để có được một chiếc trống tốt, yêu cầu phải làm bằng gỗ mít có tuổi từ 50 -70 năm, da trống được lấy từ da bò mẹ đã đẻ chục lứa trở lên". 

 "Gia đình tôi sản xuất trống quanh năm, nhưng vào các dịp như rằm tháng 7, Tết Nguyên Đán, rằm tháng Giêng là bận rộn hơn. Ngày bình thường gia đình tôi sản xuất khoảng 10 trống con/tháng, dịp lễ tết chúng tôi sản xuất 30-40 trống con/ tháng nhưng vẫn không đủ bán. Để nhanh chóng có trống giao cho khách hàng, tôi phải thuê thêm 3 người làm phụ với mức lương từ 350.000 -400.000đồng/ ngày vào các dịp lễ, Tết"- anh Đồng cho biết thêm.

Làng trống Bắc Thai (Hà Tĩnh) rộn ràng vào xuân - Ảnh 3.

Da trống được lấy từ da bò mẹ đã đẻ chục lứa trở lên. Ảnh: PV

Để được một cái trống Bắc Thai đạt chuẩn, người làm trống phải trải ba bước chính: Làm da, chang và bưng trống. Da trống phải là da bò mẹ tươi, không ướp hóa chất mới tạo ra được tiếng trống tròn vang, da trống bền, đẹp. Gỗ mít mềm, không bị cong vênh, nứt vỡ khi thay đổi thời tiết nên được chọn làm thân trống.

Bưng trống là công đoạn quan trọng nhất quyết định chất lượng của trống. Da bò được căng tròn hết cỡ trên mặt trống, sau đó đóng đinh chốt bằng tre già xung quanh thân trống. Muốn trống có âm thanh chuẩn, khi bưng trống người thợ liên tục vừa căng da bò vừa đánh trống cho đến khi được âm thanh mong muốn. Để làm được như vậy, người làm trống phải có đôi tai nhạy cảm với tiếng trống và thâm niên lâu năm trong nghề mới làm được.

Làng trống Bắc Thai (Hà Tĩnh) rộn ràng vào xuân - Ảnh 4.

Công đoạn bọc da trống phải hết sức khéo léo, tỉ mỉ. Ảnh: PV

Ông Bùi Văn Tráng (người làm trống lâu năm tại làng Bắc Thai, xã Thạch Hội) chia sẻ: "Tính đến bác thì gia đình đã có 5 đến 6 đời làm trống, bác được ông cha để lại kinh nghiệm và sẽ cố gắng phát huy truyền thống này của gia đình. Những dịp cao điểm này, gia đình bác bán được 20 cái trống cái (cỡ vừa)/tháng, với giá 2.500.000 đồng/trống. Thỉnh thoảng bác cũng làm những cái trống cỡ lớn từ 20 - 40 triệu/trống, tùy vào đơn đặt hàng".

Làng trống Bắc Thai (Hà Tĩnh) rộn ràng vào xuân - Ảnh 5.

Ông Bùi Văn Tráng (người làm trống lâu năm tại làng Bắc Thai, xã Thạch Hội) đang thực hiện công đoạn làm tang trống. Các dăm được bào tỉ mỉ và cẩn thận trước khi gắn lại với nhau để thành khung trống. Ảnh: PV

"Không chỉ làm trống mới, những dịp như thế này bác cũng có rất nhiều đơn nhờ sửa chữa lại những trống bị hư mặt trống, thân trống. Có rất nhiều người đến đặt trống nhưng gia đình bác không dám nhận nhiều vì sợ chất lượng trống giao không tốt, ảnh hưởng đến thương hiệu trống Bắc Thai mà ông cha đã xây dựng", bác Tráng nói thêm.

Làng trống Bắc Thai không chỉ phục vụ thị trường trong tỉnh, khách hàng các tỉnh thành cũng tin tưởng, lựa chọn. Trong lộ trình phát triển, UBND huyện Thạch Hà đang quy hoạch và xây dựng làng trống Bắc Thai trở thành làng nghề truyền thống.

Làng trống Bắc Thai (Hà Tĩnh) rộn ràng vào xuân - Ảnh 6.

Anh Bùi Văn Đồng (có kinh nghiệm lâu năm làm trống lâu năm) đang thực hiện công đoạn bưng trống. Ảnh: PV

Trao đổi với PV báo điện tử Dân Việt, ông Phan Hữu Duẫn - Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Hội, cho biết: "Nghề làm trống làng Bắc Thai là nghề truyền thống của địa phương, được người dân gìn giữ và phát triển rất tốt. Làng nghề đem lại thu nhập hiệu quả cho người làm trống, giúp phần nào xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

UBND xã Thạch Hội đang định hướng phát triển làng nghề trống Bắc Thai trở thành sản phẩm OCOP để giúp làng trống có thương hiệu, đầu ra sản phẩm của bà con được ổn định hơn. Tuy nhiên, hiện nay các hộ vẫn còn sản xuất theo quy mô hộ gia đình và tự tìm đầu ra cho sản phẩm nên chúng tôi sẽ cố gắng vận động thêm".

Theo Thỏa Dung/danviet.vn
https://danviet.vn/o-ha-tinh-co-ngoi-lang-am-i-nhat-tat-ca-nhan-luc-deu-mang-ho-bui-dang-toi-ngay-lam-nghe-nay-kiem-song-20210123160118809.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập180
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm177
  • Hôm nay43,155
  • Tháng hiện tại1,287,106
  • Tổng lượt truy cập88,642,176
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây