Học tập đạo đức HCM

OCOP lan tỏa mạnh mẽ

Chủ nhật - 25/04/2021 22:31
Trong quá trình chuyển từ tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, Chương trình OCOP là trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

Giải pháp phát triển kinh tế nông thôn

Sau 3 năm triển khai, Chương trình OCOP đã trở thành một chính sách trọng tâm, có sự lan toả mạnh mẽ, được triển khai đồng bộ, rộng khắp, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và thực sự đã trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới ở tất các các địa phương trong cả nước.

Sản phẩm OCOP tại Hải Phòng. Ảnh: Đinh Mười.

Sản phẩm OCOP tại Hải Phòng. Ảnh: Đinh Mười.

Chương trình OCOP đã có những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để gia tăng giá trị sản phẩm OCOP.

Nổi bật có thể nhìn rõ sự thay đổi tích cực như ở các làng nghề truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng, trái cây và dược liệu ở Miền núi phía Bắc, cà phê và hồ tiêu ở Tây Nguyên, lúa gạo và thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long...  

Nhiều sản phẩm OCOP được đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng, đã tiếp cận thị trường xuất khẩu như: miến dong Tài Hoan của tỉnh Bắc Kạn, cà phê Bích Thao của tỉnh Sơn La, đường thốt nốt Palmania của tỉnh An Giang…

Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã gia tăng giá trị, góp phần giúp các chủ thể tăng quy mô sản xuất và doanh thu, góp phần bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống, giá trị văn hóa để phát triển kinh tế nông thôn.

Thông qua Chương trình OCOP đã từng bước chuyển đổi sản xuất quy mô nhỏ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín, đặc biệt là gắn với vai trò của các HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Mặt khác, góp phần tạo việc làm cho lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, đặc biệt là phát huy vai trò của phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số. Điển hình như các chủ thể OCOP của tỉnh Quảng Ninh đã tạo việc làm cho trên 3.800 lao động trực tiếp, các chủ thể OCOP của tỉnh Hà Tĩnh tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 2.196 lao động...

Điều này có thể minh chứng qua kết quả đánh giá của các địa phương tính đến hiện nay có tới 60% chủ thể OCOP đạt từ 3 sao trở lên có doanh thu tăng bình quân 17,6%/năm, giá bán các sản phẩm sau khi được chính thức công nhận OCOP tăng bình quân 12,2%.

Chương trình đã hình thành được 393 chuỗi giá trị OCOP hoạt động hiệu quả với vai trò tích cực của HTX và doanh nghiệp, các sản phẩm đề nghị Trung ương đánh giá, phân hạng cấp quốc gia đều tăng trưởng về doanh thu từ 20-40%.

Các sản phẩm OCOP ngày càng mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân. Ảnh: NNVN.

Các sản phẩm OCOP ngày càng mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân. Ảnh: NNVN.

Để sản phẩm OCOP phát triển bền vững

Phát triển sản phẩm OCOP góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ nông thôn nhằm phát triển kinh tế nông thôn trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, góp phần nâng cao thu nhập của người dân, bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo vệ cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững ở các địa phương.

Hiện tại, ở 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều đã ban hành Kế hoạch/Đề án Chương trình OCOP cấp tỉnh. Cùng với đó đã có 60/63 tỉnh, thành phố tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, có 4.733 sản phẩm của 2.596 chủ thể được công nhận đạt 3 sao trở lên, trong đó, 62,16% sản phẩm đạt 3 sao, 36,1% sản phẩm đạt 4 sao và 1,74% sản phẩm tiềm năng 5 sao.

Tuy nhiên, thời gian qua, Chương trình OCOP còn có những khó khăn, đơn cử như việc số lượng sản phẩm OCOP tăng nhanh nhưng chưa thực sự bền vững, một số địa phương còn chạy theo thành tích, tập trung vào những sản phẩm đã được hình thành, không phải là các sản phẩm có lợi thế.

Trong quá trình triển khai còn thiếu sự chủ động của các chủ thể khi tham gia vào chương trình, chưa tập trung đến các giải pháp về chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực thực sự của chủ thể, hoạt động phát triển chuỗi giá trị gắn với vùng nguyên liệu địa phương của các sản phẩm OCOP còn gặp khó khăn.

Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến các giải pháp hỗ trợ thực chất đối với chủ thể OCOP, đặc biệt là nâng cao năng lực về tổ chức, quản trị, chế biến và thương mại sản phẩm, nhiều sản phẩm chỉ quan tâm đến mẫu mã, bao bì, chưa trú trọng vào yếu tố chất lượng, đặc biệt là gắn với thị yếu người tiêu dùng.

Mặt khác, hoạt động xúc tiến thương mại tuy được nhiều địa phương triển khai nhưng còn manh mún, thiếu đồng bộ, chưa hình thành được hệ thống quảng bá, xúc tiến thương mại mang tính kết nối, chuyên sâu về sản phẩm OCOP. Đặc biệt, công tác quản lý, giám sát sản phẩm sau khi được công nhận còn là vấn đề nổi cộm cần được quan tâm và đẩy mạnh.

Ví dụ như ở Hải Phòng, dù đã được chính quyền địa phương rất quan tâm và có nhiều sản phẩm OCOP chất lượng 4 sao nhưng thực tế hiện tại các sản phẩm OCOP vẫn chưa đại diện được cho các sản phẩm đặc trưng thế mạnh của đất cảng. Việc quan tâm phát triển sản phẩm sau khi được công nhận OCOP còn hạn chế khiến doanh nghiệp, có nơi có chỗ còn lúng túng chưa biết phát huy giá trị sản phẩm như thế nào.

Phát triển sản phẩm OCOP tại Thừa Thiên Huế. Ảnh: Tiến Thành.

Phát triển sản phẩm OCOP tại Thừa Thiên Huế. Ảnh: Tiến Thành.

Theo Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương, để Chương trình OCOP tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ, trở thành trọng tâm của chương trình phát triển kinh tế ở nông thôn, các địa phương cần tổ chức sản xuất gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu, dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa sản xuất của người dân, đặc biệt là khu vực miền núi, đồng bào dân tộc, góp phần phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trong phát triển sản phẩm OCOP, cần gắn với xây dựng vùng nguyên liệu nông sản, dược liệu đặc trưng, góp phần bảo tồn, duy trì cảnh quan nông thôn và bảo vệ môi trường sinh thái. Mặt khác, chuẩn hóa và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất và yêu cầu thị trường, chuẩn hóa sản phẩm gắn với lợi thế và điều kiện của từng địa phương.

Cùng với đó, cần đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm gắn với các chương trình hội chợ thường niên đặc sắc gắn với văn hóa cấp quốc gia, cấp vùng và địa phương.

Ngoài ra, các tỉnh, thành cũng cần quan tâm xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP, tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm thường niên, tăng cường áp dụng công nghệ, đơn giản hóa các hồ sơ, thủ tục trong tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

Đối với hệ thống hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP cần nâng cao năng lực hoạt động để triển khai thật sự hiệu quả việc xây dựng các Trung tâm khởi nghiệp và phát triển sản phẩm OCOP gắn với chương trình khởi nghiệp, quảng bá, giới thiệu và thương mại sản phẩm ở các vùng trên cả nước, nhằm thu hút sự tham gia của các chủ thể, kết nối du lịch

Mục tiêu cụ thể phát triển Chương trình OCOP  đến năm 2025

- Có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có ít nhất 3% sản phẩm OCOP đạt 5 sao, ít nhất có 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã và 30% chủ thể là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị khép kín, gắn với vùng nguyên liệu ổn định, trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng (trong đó có ít nhất 50% sản phẩm OCOP hiện có được củng cố và nâng cấp);

- Có ít nhất 50% làng nghề nông thôn có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của các địa phương, tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 20%.

Theo Đinh Mười/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/ocop-lan-toa-manh-me-d289187.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập212
  • Hôm nay37,611
  • Tháng hiện tại244,953
  • Tổng lượt truy cập92,622,617
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây