Học tập đạo đức HCM

Học nghề từ bố vợ, U70 Đà Nẵng đưa đặc sản Tré Ông Chánh "bay" khắp bốn phương

Chủ nhật - 25/04/2021 22:39
Ông Nguyễn Chánh (74 tuổi, trú phường Thạch Thang, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) gắn bó với nghề làm tré - đặc sản Đà Nẵng đã hơn 30 năm. Đến nay, ông vẫn luôn tận tụy để phát triển thương hiệu tré gia truyền, mang hương vị quê hương đến với đông đảo người tiêu dùng và khách du lịch.

Hương vị gia truyền

Hàng chục năm nay, cơ sở sản xuất Tré Ông Chánh của ông Nguyễn Chánh tại 81 Hải Phòng, TP Đà Nẵng đều bắt đầu hoạt động từ 5 giờ sáng. 

Mọi công đoạn được thực hiện tỉ mỉ, cẩn trọng và cầu kì, đảm bảo cho ra những sản phẩm tré vừa "nóng" vừa ngon để giao cho các mối lẻ và khách đến mua sớm. Đến 9 giờ sáng, mọi quy trình đã hoàn tất, tré đã ra đến chợ, vào tới siêu thị và đến tay người tiêu dùng.

Học nghề từ bố vợ, U70 Đà thành đưa đặc sản Tré Ông Chánh "bay" khắp bốn phương - Ảnh 1.

Cơ sở sản xuất của ông Chánh tại 81 Hải Phòng, TP Đà Nẵng.

Chia sẻ về nghề làm tré gia truyền, ông Chánh nói: "Mẹ vợ tôi nổi tiếng với nghề làm tré, nem, chả mang thương hiệu tré Bà Đệ tại Đà Nẵng từ năm 1956. Sau này vợ chồng tôi được truyền nghề, rồi tiếp tục phát triển thương hiệu dưới nhãn hiệu hàng hóa là Tré Ông Chánh để người tiêu dùng dễ nhận biết và thưởng thức hương vị tré đặc sản".

Nếu như tré ở những nơi khác được làm từ phần đầu heo (tai, mui, thịt thủ), thì tré của ông Chánh được làm từ thịt nạt vai, thịt mông, ba chỉ và da heo. Các nguyên phụ liệu đi kèm cũng được lựa chọn kỹ lưỡng nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng ngon nhất.

Học nghề từ bố vợ, U70 Đà thành đưa đặc sản Tré Ông Chánh "bay" khắp bốn phương - Ảnh 3.

Công nhân bắt đầu sản xuất từ 5 giờ sáng để kịp giao cho khách hàng.

Ông Chánh chia sẻ, việc chọn thịt heo để làm tré rất quan trọng, phải là thịt tươi vừa được ra lò, có chứng nhận thịt sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ sáng sớm, bạn hàng mang thịt heo đến cơ sở, các nhân công sẽ rửa thịt với nước muối, làm sạch và đem hấp chín.

Học nghề từ bố vợ, U70 Đà thành đưa đặc sản Tré Ông Chánh "bay" khắp bốn phương - Ảnh 4.

Tré sau khi trộn đều sẽ được nén chặt và tạo khối vuông bằng máy ép.

Đối với thịt ba chỉ thì được cắt thành từng đoạn nhỏ, cho vào máy cắt nhuyễn, thịt nạt vai rim vàng và cắt miếng mỏng, riêng da heo được cán mỏng và cắt thành sợi. Sau đó trộn với các loại gia vị đã được sơ chế, có nguồn gốc rõ ràng như: củ riềng cắt sợi, nước mắm, đường, tỏi giã, mè rang, thính…

"Tôi không dùng muối để nêm nếm tré, mà sử dụng nước mắm đã được nấu cô đặc. Điều này sẽ giúp tré có hương thơm nồng đượm, vị đậm đà, lên men ngon hơn", ông Chánh chia sẻ bí quyết làm tré.

Tré là đặc sản nổi tiếng của TP Đà Nẵng nói riêng và là một món ngon đặc sắc của người dân xứ Quảng nói chung. Tuy hương vị rất đỗi bình dị, nhưng ai ăn rồi cũng khó quên, vào dịp Tết hầu như gia đình nào cũng mua để tiếp đãi khách.

Học nghề từ bố vợ, U70 Đà thành đưa đặc sản Tré Ông Chánh "bay" khắp bốn phương - Ảnh 5.

Tré được gói cuộn bằng lá chuối.

Với mong muốn phát triển thương hiệu gia truyền Tré Ông Chánh - Tré Bà Đệ ngày một vững mạnh. Ông Chánh đã tự tìm hiểu và nghiên cứu, cải tạo nhiều loại máy móc để áp dụng vào quy trình sản xuất nhằm giảm bớt nhân công và tăng năng suất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Thu lãi 300 triệu đồng/năm

Ông Chánh bộc bạch: "Việc ứng dụng một số máy móc như: lò hấp, máy cắt riềng, máy cắt thịt, máy xay, máy ép tré… không chỉ giúp tăng năng suất, sản lượng, mà còn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, những công đoạn làm thủ công vẫn được kết hợp để tạo nên một sản phẩm truyền thống thơm ngon".

Học nghề từ bố vợ, U70 Đà thành đưa đặc sản Tré Ông Chánh "bay" khắp bốn phương - Ảnh 6.

Ông Chánh đang dán nhãn mác cho sản phẩm.

Các nguyên liệu và gia vị để làm tré không nên trộn cùng một lần, mà phải theo thứ tự để đảm bảo thấm thía đều. Người trộn phải có kinh nghiệm, biết xới trộn vừa nhanh vừa đều tay, làm dậy mùi thơm đặc trưng của tré, nêm nếm lại cho vừa ăn.

Sau khi trộn đều, tré được cho vào máy ép để nén chặt và tạo khối vuông để dễ gói. Lá chuối được làm sạch sẽ, xé thành những miếng nhỏ để gói bao bọc lấy tré. Người gói phải chắc tay, cuộn thịt thật kín và chặt, cuốn tròn lại, dùng dây chun cột chặt để gói tré không bị hở.

Tiếp tục ủ tré khoảng 2-3 ngày cho lên men là đem ra dùng được, khi bảo quản bằng ngăn mát tủ lạnh sẽ dùng trong 15 ngày. Tré ủ chín sẽ có mùi thơm hấp dẫn của thịt, riềng, tỏi lên men. Đặc biệt, tré được gói bằng lá chuối sẽ có mùi thơm, tăng thêm vị hấp dẫn, vừa dai vừa giòn, ăn nhiều sẽ không bị ngán.

Học nghề từ bố vợ, U70 Đà thành đưa đặc sản Tré Ông Chánh "bay" khắp bốn phương - Ảnh 7.

Tré ông Chánh tiêu thụ chủ yếu tại TP Đà Nẵng, giao hàng toàn quốc, được nhiều du khách trong và ngoài nước ưa chuộng.

Để thuận tiện cho người tiêu dùng, ông Chánh đóng gói tré thành nhiều loại như: tré gói, tré hộp, tré thẩu. Trung bình tré được bán giá 220.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, cơ sở của ông còn sản xuất thêm nem, chả, tương ớt để phục vụ đa dạng nhu cầu của khách hàng.

Với chất lượng thơm ngon, quy trình sản xuất và đóng gói đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm Tré Ông Chánh đã được chứng nhận đạt 4 sao OCOP của thành phố Đà Nẵng năm 2020.

Hiện nay, mỗi ngày cơ sở sản xuất Tré Ông Chánh cung cấp cho thị trường TP Đà Nẵng khoảng 30kg tré, chủ yếu làm theo đơn đặt hàng để đảm bảo tré luôn mới trong ngày. Vào những dịp lễ Tết, sản lượng tăng gấp 15-20 lần so với ngày thường do nhu cầu tiêu dùng tăng cao, du khách mua nhiều làm quà tặng. 

Trung bình mỗi năm, sau khi trừ mọi chi phí ông Chánh thu lãi hơn 300 triệu đồng. Tạo việc làm ổn định cho 5 lao động với mức lương từ 5.000.000-6.000.000 đồng/người/tháng và hàng chục lao động thời vụ khác.

Theo Tuyết Nhung - Trần Hậu/danviet.vn
https://danviet.vn/hoc-nghe-tu-bo-vo-u70-da-nang-dua-dac-san-tre-ong-chanh-bay-khap-bon-phuong-20210423160258242.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập130
  • Hôm nay37,611
  • Tháng hiện tại245,181
  • Tổng lượt truy cập92,622,845
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây