Học tập đạo đức HCM

Phát triển hoa, cây cảnh là sản phẩm chủ lực trong xây dựng nông thôn mới

Thứ bảy - 15/05/2021 23:23
Thành phố Hà Nội đã xác định 4 sản phẩm hoa, cây cảnh là sản phẩm chủ lực để khuyến khích đầu tư gồm: hoa lan, hoa hồng, hoa lily và hoa đào.

Nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025; trong đó, Chương trình 04 của Thành ủy Hà Nội xác định: "Ngành hoa, cây cảnh là một trong những mũi nhọn kinh tế và xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị". 

hn.jpg
 
Chăm sóc hoa ly tại một hộ nông dân ở Làng hoa Tây Tựu, Hà Nội. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng 35.000 ha tập trung chuyên canh hoa, cây cảnh. Trong vòng 15 năm qua, diện tích hoa, cây cảnh đã tăng hơn 2,3 lần; giá trị sản lượng tăng trên 7,2 lần. Nhiều mô hình sản xuất hoa, cây cảnh tại các tỉnh, thành phố cho giá trị vượt trội từ 800 triệu đồng đến 2,5 tỷ đồng/ha/năm…

Riêng tại Hà Nội, hiện đã phát triển được trên 6.000 ha chuyên canh hoa, cây cảnh và 11 làng nghề truyền thống trong lĩnh vực này. Thành phố cũng đã xác định 4 sản phẩm hoa, cây cảnh là sản phẩm chủ lực để khuyến khích đầu tư gồm: hoa lan, hoa hồng, hoa lily và hoa đào.

Với các tiến bộ mới về giống, quy trình chăm bón, hệ thống dinh dưỡng khoáng, tự động, ánh sáng và nhiệt độ được điều chỉnh, năng suất hoa, cây cảnh trên địa bàn thành phố liên tục được gia tăng. Giá trị sản xuất bình quân đạt từ 0,5 - 1,5 tỷ đồng/ha/năm; nhiều mô hình đạt đến 2,2 tỷ đồng/ha/năm. 

Ông Nguyễn Thạc Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng cho biết, giai đoạn 2017 - 2020, huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa sang hoa, cây cảnh, dược liệu, cây ăn quả được 429 ha, cho thu nhập cao hơn trồng lúa từ 5 - 7 lần; không có đất lúa bị bỏ hoang. 

Gia đình ông Phạm Xuân Bính, ở xã Hạ Mỗ huyện Đan Phượng cho biết, là một trong những hộ đầu tiên của xã chuyển đổi trồng lúa sang trồng hoa ly theo hướng công nghệ cao, đã giúp gia đình cải thiện thu nhập, với lợi nhuận lên tới 500 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra, còn tạo việc làm cho gần chục lao động địa phương với mức thu nhập từ 4 - 7 triệu đồng/người/tháng".

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh văn phòng thường trực Văn phòng điều phối Nông thôn mới Hà Nội cho biết, diện tích trồng hoa cây cảnh của Hà Nội tăng mạnh từ 5.484 ha năm 2015 lên 7.960 ha năm 2020. Cơ bản trên 70% diện tích được trồng tập trung điển hình là ở các quận, huyện: Bắc Từ Liêm, Mê Linh, Tây Hồ, Đan Phượng, Thường Tín. Nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa lan hồ điệp, hoa lan VAR. 

Đến nay, Hà Nội đã công nhận được 313 làng nghề, làng nghề truyền thống; trong đó có 11 làng nghề, làng nghề truyền thống về hoa, cây cảnh được UBND thành phố công nhận như: làng nghề sinh vật cảnh thôn Cơ Giáo, làng nghề sinh vật cảnh thôn Xâm Xuyên, làng nghề hoa cây cảnh Nội Thôn huyện Thường Tín, làng nghề hoa cây cảnh Hạ Lôi, làng nghề cây cảnh hoa giấy thôn Phù Đổng huyện Gia Lâm…

Theo ông Nguyễn Văn Chí, với những ưu thế vượt trội, ngành nông nghiệp đã tham mưu thành phố ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp, các ngành hàng, sản phẩm nông nghiệp quan trọng cần khuyến khích, ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, trong đó, xác định rõ hoa, cây cảnh là sản phẩm chủ lực.

Tuy nhiên, với những kết quả đạt được bước đầu về sản xuất và kinh doanh hoa cây cảnh thì vẫn còn có nhiều khó khăn bất cập nên ngành hoa, cây cảnh chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế của Thủ đô. Đó là suất đầu tư cho hoa, cây cảnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ cao thường là lớn xong việc tiếp cận chính sách vay vốn còn gặp nhiều khó khăn như cây cảnh chưa có đơn vị định giá để làm tài sản thế chấp nguồn vốn vay các ngân hàng thương mại.

Các chính sách từ Trung ương đến thành phố đều có xong áp dụng vào thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn bất cập cụ thể như chính sách về ứng dụng công nghệ cao chưa thực hiện được, hỗ trợ cho các chủ thể sản xuất hoa, cây cảnh chủ yếu đang thực hiện theo Nghị định 83/2018/NĐ-CP về mô hình khuyến nông nên chưa tạo được đột phá để tạo giá trị gia tăng cao.

GS.TS Nguyễn Quang Thạch, Viện Sinh học nông nghiệp (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) cho rằng, ngành hàng hoa, cây cảnh chưa được tập trung đầu tư phát triển ổn định và bền vững theo chuỗi giá trị. Sản xuất chưa gắn với yêu cầu thị trường. Việc tiếp cận chính sách, nhất là vốn vay để đầu tư phát triển lĩnh vực này còn phức tạp.  

Đồng quan điểm này, PGS.TS Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam nhấn mạnh, việc cần thiết phải tăng cường đổi mới công nghệ chọn tạo giống hoa, cây cảnh và công nghệ sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm; trong đó, tập trung vào một số loại hoa cao cấp phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu như hoa lan, lily, cẩm chướng...

Để phát triển hoa, cây cảnh nói chung cũng như đạt được mục tiêu Chương trình 04 của Thành ủy Hà Nội nói riêng, ông Nguyễn Văn Chí kiến nghị, trong thời gian tới về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp các tỉnh, thành phố rà soát những chính sách liên quan đến phát triển hoa, cây cảnh để bổ sung, chỉnh sửa, tháo gỡ những nút thắt trong thực hiện chính sách ở cơ sở nhằm ban hành cơ chế chính sách tạo bước đột phá thúc đẩy phát triển ngành hoa, cây cảnh.

Hà Nội đặt mục tiêu tăng diện tích hoa, cây cảnh đạt từ 8.500 ha đến 9.000 ha; đẩy mạnh phong trào trồng cây xanh phân tán cây ven đường giao thông lên từ 8-10m2/người. Quy hoạch phát triển làng nghề và kế hoạch bảo tồn làng nghề, ngành nghề nông thôn nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các địa phương, tạo điều kiện để các làng nghề tổ chức sản xuất kinh doanh và xúc tiến thương mại. Làng nghề phát triển tốt sẽ gắn kết với du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm.

https://kinhtenongthon.vn/phat-trien-hoa-cay-canh-la-san-pham-chu-luc-trong-xay-dung-nong-thon-moi-post42489.html
Theo  Nam Giang (TTXVN)/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập254
  • Hôm nay21,604
  • Tháng hiện tại395,219
  • Tổng lượt truy cập92,772,883
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây