Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy đã tổng hợp một số nội dung về đổi mới sáng tạo, trong đó đưa ra những định nghĩa về đổi mới sáng tạo; so sánh đổi mới sáng tạo với sáng tạo, sáng chế; so sánh khoa học, công nghệ với đổi mới sáng tạo; một số loại hình đổi mới sáng tạo; một số mô hình đổi mới sáng tạo, Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia từ cách tiếp cận toàn diện và tiến cập theo cung cầu…
Trong đó, các chức năng của hoạt động đổi mới sáng tạo Quốc gia nhìn từ khía cạnh chính sách sẽ được chia làm 04 nhóm. Nhóm thứ nhất, cung cấp đầu vào tri thức cho quá trình đổi mới, gồm 2 hoạt động: Nghiên cứu và phát triển (R&D); Xây dựng năng lực (đào tạo). Nhóm thứ hai là các hoạt động về mặt tạo cầu cho đổi mới sáng tạo, gồm 2 hoạt động: Hình thành thị trường sản phẩm mới; Tạo ra các yêu cầu mới về chất lượng. Nhóm thứ ba, hình thành các thành phần của hệ thống đổi mới, gồm 3 hoạt động: Hình thành và thay đổi các tổ chức trực tiếp tham gia đổi mới sáng tạo; Thúc đẩy học tập lẫn nhau, xây dựng mạng lưới và liên kết tri thức; Tạo ra và hình thành các thể chế. Nhóm thứ tư, hỗ trợ các công ty đang đổi mới sáng tạo, thông qua việc ươm tạo, cung cấp tài chính và tư vấn, gồm 3 hoạt động: Ươm tạo; Cung cấp tài chính; Cung cấp dịch vụ tư vấn.
Thứ trưởng Bùi Thế Duy cho biết, việc quản lý nhà nước về đổi mới sáng tạo có những đặc thù riêng. Do đặc thù của đổi mới sáng tạo là tính mới, tính được thực hiện, khó xác định chủ thể đổi mới sáng tạo và hoạt động đổi mới sáng tạo phức tạp, liên ngành nên quản lý đổi mới sáng tạo có các đặc điểm cơ bản khác với quản lý thông thường. Quản lý đổi mới sáng tạo cần tính linh hoạt rất lớn do sự thay đổi nhanh chóng và sự xuất hiện các nhân tố mới, chưa từng có; Khó định vị những chủ thể, đối tượng thực hiện đổi mới sáng tạo, cách thức thực hiện đổi mới sáng tạo, đối tượng chịu tác động; Cần có năng lực điều hòa, phối hợp toàn bộ hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia để hỗ trợ đổi mới sáng tạo và có khả năng dự báo xu thế phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới, tận dụng thế mạnh để xây dựng chiến lược đổi mới sáng tạo quốc gia.
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: MPI |
Phát biểu tại buổi làm việc, đại diện các đơn vị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trao đổi thêm về tính thực tiễn của đổi mới sáng tạo, việc áp dụng đổi mới sáng tạo và đối tượng chính của đổi mới sáng tạo là doanh nghiệp. Đồng thời đánh giá, đổi mới sáng tạo là vấn đề của tất cả các chủ thể, không phải vấn đề của riêng cơ quan quản lý nhà nước. Vấn đề khó nhất trong đổi mới sáng tạo là liên kết, doanh nghiệp phải đổi mới toàn diện từ quy trình và phải hỗ trợ các doanh nghiệp có năng lực hấp thụ. Hệ thống đổi mới sáng tạo cần được xây dựng theo các gói giải pháp, áp dụng chung các doanh nghiệp. Về cơ chế, thể chế về đổi mới sáng tạo, để đảm bảo cơ chế đột phá cho đổi mới sáng tạo, quỹ đầu tư mạo hiểm cần huy động nguồn lực của khu vực tư nhân, có Hội đồng đánh giá đổi mới sáng tạo.. Đổi mới sáng tạo là vấn đề liên ngành, do vậy cùng một lúc cần nhiều chủ thể triển khai nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đầu tư có tập trung…
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Duy Đông thống nhất với những chia sẻ của Thứ trưởng Bùi Thế Duy với vấn đề nhận thức về đổi mới sáng tạo và vai trò của cơ quan quản lý nhà trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Với vai trò và chức năng nhiệm vụ của mình, hai Bộ cần phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ của quốc gia với mục tiêu cao nhất là thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thứ trưởng Trần Duy Đông phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: MPI |
Thứ trưởng Trần Duy Đông cho rằng, kết quả đầu ra của đổi mới sáng tạo là hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa. Do vậy, để phát triển hiệu quả đổi mới sáng tạo trong thời gian tới cần sự vào cuộc của toàn bộ chủ thể của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo đó là các doanh nghiệp, các viện, trường, các hiệp hội, cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tài chính và các quỹ đầu tư, các chuyên gia, nhà khoa học …Các chủ thể này phải liên kết với nhau, trong đó ba chủ thể quan trọng nhất là cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thể chế để tạo môi trường và các doanh nghiệp, người dân để thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo./.
Thúy QuyênNhững tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã