Huyện Phúc Thọ có nhiều lợi thế để xây dựng, phát triển các sản phẩm OCOP từ vùng chuyên canh nông nghiệp. Ảnh: Thiện Tâm. |
Theo bà Đặng Thị Năm, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Vân Nam, huyện Phúc Thọ cho biết, trên cơ sở xác định các sản phẩm chủ lực của mỗi vùng, huyện Phúc Thọ cũng đang hỗ trợ các đơn vị chủ thể hoàn thiện hồ sơ, đăng ký các sản phẩm tham gia chương trình Mỗi xã một sản phẩm. Hiện nay, huyện Phúc Thọ cũng đã xây dựng được các vùng chuyên canh tập trung, quy mô lớn đem lại giá trị kinh tế cao và khẳng định được thương hiệu trên thị trường như: Vùng trồng bưởi Phúc Thọ hơn 280ha ở các xã Vân Hà, Tam Thuấn, Thanh Đa, Vân Phúc, Hiệp Thuận, Liên Hiệp; vùng trồng táo đại 50ha ở các xã Thanh Đa, Tam Thuấn, Thượng Cốc; vùng trồng chuối tiêu hồng, chuối tây Thái Lan trên diện tích 20ha tại xã Vân Nam. Đồng thời hình thành các vùng trải nghiệm du lịch nông thôn. Trên cơ sở đó, huyện Phúc Thọ đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể và tập trung đăng ký các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP cho các sản phẩm nông sản như: Rau muống tiến vua Sen Chiểu, rau an toàn Thanh Đa, bưởi Phúc Thọ, rau Vân Phúc, chuối Vân Nam… Trong đó, hiện nay có 2 sản phẩm Bưởi Phúc Thọ, Chuối Vân Nam và cà dầm tương, tương nếp Tam Hiệp đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu hàng hóa.
Ông Đặng Quang Tuyên, Quyền Chủ tịch UBND xã Vân Phúc, huyện Phúc Thọ cho biết, xã Vân Phúc được quy hoạch là vùng trọng điểm sản xuất rau an toàn của huyện Phúc Thọ. Cùng với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, với sự hỗ trợ của huyện, xã đang từng bước xây dựng thương hiệu cho vùng sản xuất rau an toàn của địa phương. Năm 2020, xã Vân Phúc sẽ đăng ký sản phẩm mướp hương của Hợp tác xã nông nghiệp Vân Phúc tham gia chương trình Mỗi xã một sản phẩm. Đó là cơ hội để khẳng định chất lượng và mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm rau an toàn của địa phương.
Ông Nguyễn Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ cho biết, trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện với 6 nhóm hàng hóa, dịch vụ gồm: Thực phẩm, đồ uống, thảo dược, lưu niệm, nội thất - trang trí, vải - may mặc và dịch vụ du lịch nông thôn. Năm 2019, huyện Phúc Thọ đã có 8 sản phẩm được đánh giá phân hạng, trong đó có 5 sản phẩm đạt 4 sao của Công ty Cổ phần Ba Huân Hà Nội và 3 sản phẩm đạt 3 sao gồm sản phẩm lợn rừng, thịt lợn sạch của HTX nông nghiệp và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp Phúc Thọ, chuối Vân Nam. Trong năm 2020 này, huyện Phúc Thọ đăng ký 48 sản phẩm tham gia chương trình OCOP tập trung vào các sản phẩm làng nghề và các sản phẩm đăng ký nhãn hiệu tập thể như: Rau an toàn, Chuối Vân Nam,“bưởi quả Phúc Thọ”, “tương Tam Hiệp” và “cà dầm tương Tam Hiệp” cùng các sản phẩm làng nghề của huyện.
Huyện Phúc Thọ coi việc triển khai Chương trình OCOP là nền tảng để triển khai tái cơ cấu nền nông nghiệp nên trong quá trình triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, huyện sẽ vận dụng các chính sách để các chủ thể có sản phẩm tham gia OCOP được tiếp cận nguồn vốn vay, từ đó nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh; tham gia các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân.
Theo Thiện Tâm/thanglong.chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã