Học tập đạo đức HCM

Sóc Trăng hình thành nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp

Thứ tư - 25/11/2020 18:20
Việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Sóc Trăng góp phần nâng cao giá trị trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp từ 120 triệu đồng/năm (2015) lên 145 triệu đồng/năm (2019).

Huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng từng được xem là vùng mía nổi tiếng ở miền Tây nhưng giờ đây khi nhắc đến cây mía ai cũng ngán ngẩm vì thời gian qua giá mía lao dóc khiến người trồng thua lỗ nặng.

Theo thống kê của Phòng NN-PTNT Cù Lao Dung, trên địa bàn huyện còn khoảng 3.500 ha mía, trong đó 1.000 ha mía nguyên liệu, 2.500 ha mía nước. Tuy nhiên, cây mía đã hết vai trò sứ mệnh của nó, giờ phải nhường chỗ cho các loại cây trồng khác phù hợp hơn.

Huyện Cù Lao Dung đã có chủ trương không giữ cây mía, bởi đất trên cù lao tốt, phù hợp với việc trồng cây ăn trái, nên chuyển toàn bộ diện tích này qua trồng cây ăn trái, như: nhãn ido, xoài cát Chu, dừa dứa, ổi nữ hoàng, chanh dây.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp Cù Lao Dung, hiện trên địa bàn huyện còn khoảng 3.500ha đất sản xuất mía. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp Cù Lao Dung, hiện trên địa bàn huyện còn khoảng 3.500ha đất sản xuất mía. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hàng chục năm gắn bó với cây mía nên việc từ bỏ không phải dễ dàng. Tuy nhiên chính sự khó khăn của cây mía thời gian qua đã góp phần tác động để nông dân và chính quyền trên cù lao thật sự quyết tâm bỏ mía.

Ông Nguyễn Văn Đắc, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Cù Lao Dung cho biết: Đến cuối năm 2019, huyện đã thực hiện chuyển đổi hơn 3.131 ha đất trồng mía kém hiệu quả sang trồng nhãn Ido, xoài, bưởi da xanh, rau màu và nuôi thủy sản. Để giải quyết bài toán cây mía cho các xã, đồng thời thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện tiếp tục giảm diện tích mía, chuyển sang trồng cây ăn trái theo hướng tập trung gắn với phát triển HTX để hình thành các vùng trồng liên kết với các công ty xuất khẩu.

Hiệu quả trước mắt trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp thời gian qua là sự thay đổi tư duy sản xuất của người dân. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp mang tính bền vững, sản xuất an toàn đáp ứng yêu cầu của thị trường, như các vùng trồng gắn với mã số vùng trồng đối với xoài cát Chu, nhãn ido, xoài Đài Loan, mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trên xoài, nhãn, rau màu, thủy sản.

Tái cơ cấu nông nghiệp đã góp phần nâng giá trị trên 1ha đất sản xuất nông nghiệp từ 120 triệu đồng/năm (2015) lên 145 triệu đồng/năm. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn trên 41 triệu đồng/người/năm. Theo ông Đắc, như vậy, chiến lược giảm đất mía đã từng bước được triển khai từ các ngành, các cấp cho đến bà con nông dân ở Cù Lao Dung.

Huyện Cù Lao Dung đã thực hiện chuyển đổi hơn 3.000ha đất trồng mía kém hiệu quả sang trồng nhãn Ido, xoài, bưởi da xanh, rau màu và nuôi thủy sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Huyện Cù Lao Dung đã thực hiện chuyển đổi hơn 3.000ha đất trồng mía kém hiệu quả sang trồng nhãn Ido, xoài, bưởi da xanh, rau màu và nuôi thủy sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Riêng với những nông dân gắn bó với cây mía qua nhiều thế hệ họ cũng có những bước chuẩn bị khá chu đáo cho khoảng thời gian tới, khi không còn dựa vào cây mía nữa. Huyện khuyến khích nông dân thành lập HTX nhãn Ido Cù Lao Dung, hiện đã có 42 thành viên, sản xuất 80ha.

Ngoài ra, đã thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến địa phương thành lập Công ty hợp tác làm ăn với nông dân, nhất là ký hợp đồng khi mua bán nông sản. Sau khi ký kết với đối tác xong, các doanh nghiệp sẽ mua lại sản phẩm của HTX để cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước. Có như thế, trái cây hay thủy sản của HTX làm ra không còn phải lo đầu ra, từ đó giúp nông dân tăng thu nhập và thích nghi với biến đổi khí hậu.

Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi mà kinh tế nông nghiệp Sóc Trăng đã có những bước tiến đáng kể, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Nếu như năm 1992, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 1,3 triệu đồng thì đến cuối năm 2019 đã tăng lên trên 40 triệu đồng.

Những mô hình sản xuất hiệu quả trong nông nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều đã minh chứng cho quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh đang đi đúng hướng.

Theo Lê Hoàng Vũ – NgọcThắng/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/soc-trang-hinh-thanh-nhieu-mo-hinh-kinh-te-nong-nghiep-d278620.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập127
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại276,831
  • Tổng lượt truy cập92,654,495
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây