Học tập đạo đức HCM

Thái Nguyên: Bóc gỗ, làm ván ép, lão nông dân tộc Sán Dìu hái ra tiền

Chủ nhật - 02/05/2021 19:50
Ông Đặng Văn Hồng (dân tộc Sán Dìu, trú tại xóm Cầu Cong, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) hiện là ông chủ của xưởng sản xuất gỗ bóc và ván ép với quy mô 1,7ha. Từ sản xuất gỗ bóc và ván ép, ông không chỉ hái ra tiền, mà còn giúp nhiều lao động ở địa phương cũng có thu nhập ổn định.

Chia sẻ với PV Dân Việt, ông Đặng Văn Hồng cho biết, trước đây, gia đình ông chủ yếu chăn nuôi. Sau đó do dịch bệnh rồi thua lỗ, ông chuyển sang đi buôn ngô, nhưng rồi nợ nần cũng lại đeo bám.

Ông lại chuyển sang chở gỗ đi tận Quảng Ninh để bán, tuy thu nhập cao nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Cuối cùng thấy làm ăn xa không ổn định, ông Hồng quyết định trở về quê nhà phát triển kinh tế tại gia đình.

Thái Nguyên lão nông thu nhập hàng tỷ đồng từ nghề trồng rừng bóc gỗ - Ảnh 1.

Ông Đặng Văn Hồng (xóm Cầu Cong, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, Thái Nguyên) làm giàu từ mở xưởng sản xuất gỗ bóc, ván ép

Nhận thấy xã Tân Khánh có diện tích gần 600ha rừng, nguồn nguyên liệu đầu vào phong phú, tại chỗ, rất thích hợp sản xuất gỗ bóc. Do vậy, năm 2014, ông quyết định mua đất để mở xưởng sản xuất gỗ bóc, ván ép với quy mô 10.000m2 tại xóm Cầu Ngầm, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

Ban dầu, do không có nhiều vốn nên ông chỉ mua 1 máy bóc gỗ, rồi dần dần phát triển đến số lượng máy như hiện nay.

Với 1 máy bóc gỗ ban đầu, gia đình ông chủ yếu sản xuất hàng thô bán đi các tỉnh như: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh. Đến năm 2015, gia đình mua thêm 7.000m2 đất để mở rộng quy mô làm ván ép.

Thái Nguyên lão nông thu nhập hàng tỷ đồng từ nghề trồng rừng bóc gỗ - Ảnh 2.
Thái Nguyên lão nông thu nhập hàng tỷ đồng từ nghề trồng rừng bóc gỗ - Ảnh 3.

Gia đình ông Hồng hiện có tất cả 4 dàn máy bóc gỗ, 3 máy ép

Hiện nay, với 4 dàn máy bóc, 3 máy ép có công suất trung bình 15m3/máy, mỗi ngày xưởng của gia đình ông tiêu thụ khoảng 80m3 gỗ.

Để đủ nguyên liệu sản xuất, ông Hồng còn thường mua thêm cả gỗ và ván từ các tỉnh miền núi như Tuyên Quang, Bắc Kạn và khu vực huyện Đồng Hỷ.

Mới đây, ông vừa đầu tư lắp đặt thêm hệ thống máy băm rác nhằm tận dụng và xử lý lượng rác thải. Trong đó, rác trắng được chuyển đi nhà máy giấy để làm nguyên liệu sản xuất giấy. Còn rác bì được dùng để làm nguyên liệu đun đốt.

Thái Nguyên lão nông thu nhập hàng tỷ đồng từ nghề trồng rừng bóc gỗ - Ảnh 4.
Thái Nguyên lão nông thu nhập hàng tỷ đồng từ nghề trồng rừng bóc gỗ - Ảnh 5.

Có những thời điểm nguồn nguyên liệu tại chỗ không đủ, ông Hồng phải mua thêm cả gỗ và ván từ nhiều nơi

Ban đầu mở xưởng cũng gặp phải không ít khó khăn, sản phẩm làm ra không bán được. Nhưng với sự cần cù, chịu khó, tích cực tìm kiếm thị trường, sản phẩm bán ra dần ổn định.

Trong 3 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hàng tồn nhiều, không bán được. Tuy nhiên khi dịch bệnh qua đi, xưởng lại khôi phục lại sản xuất, sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó.

Thái Nguyên lão nông thu nhập hàng tỷ đồng từ nghề trồng rừng bóc gỗ - Ảnh 9.
Thái Nguyên lão nông thu nhập hàng tỷ đồng từ nghề trồng rừng bóc gỗ - Ảnh 10.

Sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó

Ông Hồng cho biết, sản phẩm gỗ bóc được chia thành 3 loại, trong đó loại 1 bán cho các nhà máy chế biến chất lượng cao, còn loại 2, loại 3 thì tùy theo đối tượng khách hàng.

Đến nay, xưởng sản xuất của gia đình ông Hồng đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 60 – 70 lao động. Mỗi lao động có thu nhập bình quân từ 7 – 12 triệu đồng/người/tháng.

Thái Nguyên lão nông thu nhập hàng tỷ đồng từ nghề trồng rừng bóc gỗ - Ảnh 11.

Xưởng sản xuất của gia đình ông Hồng đang tạo công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 60 – 70 lao động.

Ngoài mở xưởng sản xuất, gia đình ông Hồng còn duy trì diện tích 17ha rừng trồng từ những năm 90 đến nay, góp mang lại thu nhập đáng kể.

Được biết sắp tới, ông Hồng dự định đầu tư thêm máy, đồng thời mua thêm đất để mở rộng sản xuất, hướng tới sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm gỗ công nghiệp đạt chuẩn để xuất khẩu sang nước ngoài như: Nhật Bản, Hàn Quốc...

Thái Nguyên lão nông thu nhập hàng tỷ đồng từ nghề trồng rừng bóc gỗ - Ảnh 12.

Trong thời gian tới, ông Hồng dự định sẽ hướng tới sản xuất các sản phẩm chất lượng cao để xuất khẩu.

Ngoài phát triển kinh tế hộ gia đình, ông Hồng còn tích cực tham gia công tác xã hội ở địa phương. Suốt 37 năm qua, ông Hồng làm Trưởng xóm và là Đại biểu HĐND xã Tân Khánh nhiều năm.

Ông Nguyễn Anh Võ - Chủ tịch UBND xã Tân Khánh cho biết, gia đình ông Hồng là một trong những hộ gia đình có tư duy phát triển kinh tế rừng từ rất sớm. Nhận thức được hiệu quả kinh tế từ rừng, gia đình ông Hồng đã đầu tư máy móc để mở xưởng sản xuất gỗ bóc và ván ép.

Đây là một trong những mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao tại địa phương. Do đó địa phương cũng có định hướng tuyên truyền, hỗ trợ cho người dân phát triển kinh tế theo hướng này nhằm nhân rộng nhiều mô hình kinh tế tương tự.

Theo Hà Thanh - Kiều Hải/danviet.vn
https://danviet.vn/thai-nguyen-boc-go-lam-van-ep-lao-nong-dan-toc-san-diu-hai-ra-tien-20210502084222899.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập81
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm80
  • Hôm nay31,973
  • Tháng hiện tại299,596
  • Tổng lượt truy cập92,677,260
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây