Học tập đạo đức HCM

Thái Nguyên: Đào tạo nghề nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

Thứ sáu - 19/02/2021 04:29
Để nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, trong những năm qua đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói chung và chương trình đào tạo nghề nông nghiệp nói riêng luôn nhận được quan tâm, chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh Thái Nguyên, sự vào cuộc của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội có liên quan từ tỉnh đến xã. Các lớp đào tạo nghề được mở đã đáp ứng đúng nhu cầu học nghề của người lao động nông thôn, lao động sau khi đào tạo nhất là lao động nghề nông nghiệp đã phát huy, vận dụng kỹ thuật trong sản xuất nhằm năng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống, góp phần giảm nghèo.

Sau 10 năm thực hiện Chương trình, nhận thức của các cấp chính quyền và người dân với công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực hơn, đó là: thấy được lợi ích khi tham gia học nghề, định hướng rõ nghề cần học, đổi mới cách nghĩ, cách làm, mạnh dạn đầu tư sản xuất, nâng cao giá trị hàng hoá, sản phẩm nông nghiệp từ đó nâng cao thu nhập xoá đói, giảm nghèo.

abaf4124 ec52 4de8 ace5 e4233b9cb2d8?t=1612229287380

Ảnh: Học viên lớp đào tạo nghề được giảng viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên hướng dẫn thực hành kỹ thuật ghép cà chua trên gốc cà tím

Các lớp đào tạo, dạy nghề được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng từ đào tạo tập trung tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến tổ chức đào tạo tại chỗ ngay tại địa phương (nhà văn hóa - trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn). Chú trọng xây dựng các mô hình đào tạo nghề điểm gắn với định hướng phát triển các vùng nguyên liệu, vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP của tỉnh; các mô hình khuyến nông đang được các địa phương triển khai thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nông thôn tham gia học nghề, gắn đào tạo với thực tiễn sản xuất, lý thuyết với thực hành, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo.

 

Ước tính sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, toàn tỉnh có khoảng 13.837 lao động nông thôn được học nghề các trình độ, trong đó lao động nữ nông thôn chiếm 31,8%, với 50 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia đào tạo, giảng dạy, tổng kinh phí thực hiện khoảng 25 tỷ đồng. Trong đó, năm 2020 đào tạo trên 1.530 lao động nông thôn, với 14 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo, giảng dạy; tổng kinh phí thực hiện là 4 tỷ đồng. Sau khi học nghề, phần lớn người lao động đều có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn. Thông qua hiệu quả của các hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp, đã góp phần giúp nâng tỷ lệ số xã đạt tiêu chí “Lao động có việc làm” trong xây dựng nông thôn mới đến nay đạt 100%, 116 xã đạt tiêu chí Thu nhập, 124 xã đạt tiêu chí Hộ nghèo.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trong thời gian tới, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý nhà nước của các cấp chính quyền trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, coi công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ quan trọng góp phần xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới của mỗi địa phương. Phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền các cấp, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và người học nghề từ khâu xác định nhu cầu đào tạo, tổ chức đào tạo, đến giải quyết việc làm, tiêu thụ sản phẩm. Công tác tuyển sinh, đánh giá nhu cầu người học cần thực hiện từ dưới lên và trong đó phải định hướng cho người lao động đăng ký nhu cầu đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp của địa phương. Nâng cao năng lực, chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia giảng dạy trình độ chuyên môn tốt, có năng lực, kinh nghiệm thực tiễn. Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các địa phương nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề. Coi kết quả đánh giá công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một tiêu chí để công nhận tập thể và cá nhân hoàn thành nhiệm vụ./.

                                                                                                                                               Bài và ảnh: Nông Anh Tuấn

                                                                                                                                        (Phòng KH-TC, Sở Nông nghiệp và PTNT)

Nguồn tin: ntm.thainguyen.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập337
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm336
  • Hôm nay29,953
  • Tháng hiện tại1,229,812
  • Tổng lượt truy cập88,584,882
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây