Học tập đạo đức HCM

Thanh Hóa: Ở đây trồng thứ cây gì mà phải dùng máy xúc đào múc củ lên bán được 1 tỷ đồng

Thứ ba - 26/05/2020 19:45
Anh Lê Khả Hoàng, ở thôn 1 – Tân Sơn, thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành (tỉnh Thanh Hóa) mạnh dạn trồng thử nghiệm hơn 2 ha cây hoài sơn, hay còn gọi là củ mài tại Thung Ba Cửa, thị trấn Vân Du. Bước đầu, mô hình này đã đem lại hiệu quả kinh tế, giúp gia đình anh cải thiện thu nhập.

Mô hình trồng củ mài của gia đình anh Hoàng thực hiện từ tháng 2 năm 2019 sau khi được sự giúp đỡ của các chuyên gia Viện Dược liệu Hà Nội và Công ty Cổ phần Dược Trường Thọ về khảo sát và đánh giá điều kiện thổ nhưỡng.

Là cây bản địa, nên kỹ thuật trồng cây hoài sơn khá đơn giản, chăm sóc dễ dàng, nhân công ít, vốn đầu tư thấp nhưng lại cho thu nhập cao hơn so với trồng mía, dứa…

Thanh Hóa: Ở đây trồng thứ cây gì mà phải dùng máy xúc để đào múc củ lên bán được 1 tỷ đồng - Ảnh 2.

Củ hoài sơn (củ mài).

Đặc biệt, trong suốt quá trình sinh trưởng của cây hoài sơn, gia đình anh không phải sử dụng bất kỳ một loại thuốc bảo vệ thực vật nào. 

Kết quả xét nghiệm cho thấy, củ hoài sơn do gia đình anh trồng đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, hàm lượng các chất allatoin và diosgenin có tác dụng làm lành vết thương, chống viêm và tổng hợp nội tiết tố cao. 

Do đó, toàn bộ sản phẩm củ hoài sơn (củ mài) sau khi thu hoạch và sơ chế đã được Công ty Dược Trường Thọ bao tiêu.

Thanh Hóa: Ở đây trồng thứ cây gì mà phải dùng máy xúc để đào múc củ lên bán được 1 tỷ đồng - Ảnh 4.

Thu hoạch củ hoài sơn (củ mài)

Ước tính trên diện tích 2 ha trồng cây hoài sơn này, với mức giá bán củ hoài sơn là 50 nghìn đồng/kg, gia đình anh Hoàng thu về gần một tỷ đồng. Hiện gia đình anh tiếp tục đầu tư vốn mở rộng diện tích trồng cây hoài sơn lên 5 ha.

Thanh Hóa: Ở đây trồng thứ cây gì mà phải dùng máy xúc để đào múc củ lên bán được 1 tỷ đồng - Ảnh 6.

Thu hoạch củ hoài sơn (củ mài) bằng máy xúc.

Từ hiệu quả mô hình của gia đình anh Lê Khả Hoàng, có thể thấy việc trồng cây hoài sơn đang mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp tại Thạch Thành.

Thanh Hóa: Ở đây trồng thứ cây gì mà phải dùng máy xúc để đào múc củ lên bán được 1 tỷ đồng - Ảnh 8.

Củ hoài sơn (củ mài)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập264
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm252
  • Hôm nay36,336
  • Tháng hiện tại1,236,195
  • Tổng lượt truy cập88,591,265
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây