Những năm qua, các cấp Hội ND huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) đề ra nhiều chương trình hành động thiết thực nhằm hỗ trợ nông dân đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế. Trong đó, nguồn vốn ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) được coi là hiệu quả đã giúp nông dân thoát nghèo, ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu chính đáng.
Giúp nông dân mạnh dạn làm ăn
Ông Trần Văn Đoàn (ở xóm 3, thôn Quần Phương, xã Nghĩa Bình, Nghĩa Hưng) là hộ gia đình tiêu biểu sử dụng vốn ủy thác có hiệu quả cao. "Năm 2016, thông qua hoạt động ủy thác giữa Hội ND và Ngân hàng CSXH, gia đình tôi được vay 40 triệu đồng. Kết hợp với số vốn tích góp được, gia đình tôi đã mạnh dạn chuyển đổi vùng đất chiêm trũng thành ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Hiện nay, diện tích nuôi tôm của gia đình tôi đã lên tới 6.000m2, thâm canh được nhiều vụ trong năm, cho thu nhập bình quân 4 tấn mỗi năm" - ông Đoàn chia sẻ.
Ông Hà Văn Lệ - Chủ tịch Hội ND xã Nghĩa Bình chia sẻ: Thực hiện hợp đồng ủy thác vay vốn Ngân hàng CSXH, hiện nay, Hội ND xã Nghĩa Bình quản lý 5 tổ vay vốn với tổng số dư nợ hơn 3,6 tỷ đồng…
Tương tự ông Đoàn, được Hội ND tín chấp, anh Nguyễn Văn Kiên (xóm 4, xã Nghĩa Tân) cũng được vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH theo chương trình cho vay hộ cận nghèo. Có vốn, anh Kiên đã đầu tư nuôi cá nước ngọt kết hợp nuôi ốc bươu, trồng rau màu. Sau 3 năm thoát cận nghèo, anh được vay thêm với mức vay 50 triệu đồng để tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất. Đến nay, gia đình anh có trên 1 mẫu trồng cà chua, đinh lăng, dưa chuột, dưa lê và 2 sào ao nuôi cá trắm, chép, xuất bán mỗi năm 1,7 tấn cá. Bên cạnh đó, mỗi năm anh Kiên nuôi khoảng 3.000 ốc bươu bố mẹ, bán ra thị trường 70 triệu đồng ốc giống/năm.
Bà Lê Thị Thu Hà - Chủ tịch Hội ND huyện Nghĩa Hưng có 39.712 hội viên, ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, kinh doanh dịch vụ. Ngoài ra còn có một số ngành nghề mới và nghề truyền thống như nón lá, dệt chiếu, đan cói xuất khẩu, trồng nấm, trồng hoa cây cảnh.
Hội ND huyện Nghĩa Hưng coi việc hỗ trợ về đồng vốn, khoa học kỹ thuật là một trong những giải pháp quan trọng để xây dựng hội ngày càng vững mạnh".
Theo đó, năm 2019, Hội ND huyện đã tập trung chỉ đạo các cơ sở Hội tập trung phát triển nguồn Quỹ hội để hỗ trợ vốn cho nông dân. Hiện Hội ND huyện Nghĩa Hưng đang quản lý hơn 3,7 tỷ đồng nguồn vốn quỹ tạo điền kiện cho hàng trăm hộ nông dân vay vốn.
Bên cạnh đó, thực hiện chương trình phối hợp với các tổ chức tín dụng, Hội ND các cấp trong huyện còn nhận ủy thác, tín chấp cho hội viên vay vốn phát triển kinh tế. Đến nay, các cấp hội đã nhận ủy thác của Ngân hàng CSXH để cho 2.828 hộ hội viên vay vốn theo các chương trình hỗ trợ với lãi suất thấp qua 92 tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng dư nợ gần 103 tỷ đồng.
Quản lý vốn vay chặt chẽ
Để quản lý tốt nguồn vốn ủy thác, Hội ND huyện Nghĩa Hưng đã chỉ đạo các xã, thị trấn làm tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn; bám sát kế hoạch cho vay và thu hồi nợ, nắm bắt, xử lý kịp thời các trường hợp nợ xấu, nợ quá hạn, các trường hợp bình xét cho vay chưa đúng đối tượng, thu lệ phí sai quy định. Do làm tốt công tác kiểm tra nên những năm qua, trên địa bàn huyện không xảy ra các sai phạm trong thực hiện chương trình ủy thác vay vốn của Ngân hàng CSXH. Nguồn vốn chính sách được chuyển tải kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng.
Ngoài ra, các cấp Hội còn hỗ trợ vật tư nông nghiệp và mở lớp tập huấn kiến thức KHKT để hội viên có thêm kinh nghiệm áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Trong năm 2019, Hội ND huyện phối hợp tổ chức mở 68 lớp tập huấn cho nông dân tiếp cận các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi cho 10.260 lượt hội viên, tổ chức 17 lớp dạy nghề cho 590 lao động nông thôn, cung hơn 600 tấn phân bón trả chậm…
Từ việc tăng cường phối hợp với Ngân hàng CSXH, hỗ trợ nguồn vốn vay cho hội viên, các cấp Hội ND huyện Nghĩa Hưng đã góp phần giúp hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo và làm giàu bền vững. Đến nay, toàn huyện có trên 13.000 hộ SXKD giỏi các cấp; thu nhập bình quân đầu người đạt 47,5 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,74%…
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã