Gần 30 năm trồng táo, ông Sáu Hồi chia sẻ, chưa bao giờ táo ông trồng ra lại ế ẩm như thời dịch Covid-19.
Hiện, ông Sáu Hồi đang trồng táo hồng chùm với 1ha đất. Với hơn 300 gốc táo hồng chùm ông Sáu Hồi thu hoạch gần 1 tấn/ngày.
"Táo tôi trồng bán không dưới 30.000 đồng/kg. Thương lái tranh nhau mua táo. Vậy mà, dịch Covid ập đến, thương lái bỏ chạy hết", ông Sáu Hồi than vãn.
Xót vườn táo trĩu quả, ông Sáu Hồi hái trái đem bán lẻ ven đường.
"Mỗi ngày thu cả tấn táo, bán lẻ sao hết. Tôi thường xuyên mang cả đống táo đi hủy", ông Sáu Hồi bộc bạch.
Trong cái họa, có cái may, vài du khách qua đường thấy ông Sáu Hồi bán táo ngon ghé mua.
Trong khi ăn, thấy vườn táo của ông Sáu Hồi đẹp, du khách đã xin vào ngắm và nghỉ mát.
"Lúc chia tay, du khách gợi ý, có vườn táo ngon và cảnh quang đẹp, sao tôi không mở khu du lịch sinh thái cho khách tham quan, vui chơi?", ông Sáu Hồi cho biết.
Thấy ý hay, có thể bán được táo, vậy là ông Sáu Hồng chỉnh chu lại khu vườn.
Ông đầu tư, vun bón lại vườn táo. Cho nạo vét ao vừa chứa nước tưới cây, vừa nuôi cá. Ông trồng hoa ven bờ ao để tạo cảnh quang thơ mộng….
"Tôi hồi hộp chờ xem thành quả của vườn sinh thái. Lúc đầu chỉ có vài nhóm du khách ở lân cận tò mò vào chơi. Họ chụp hình rồi đưa lên zalo, facebook", ông Sáu Hồi thổ lộ.
Giờ thì vườn sinh thái của ông Sáu Hồi "nổi như cồn" ở miền Tây.
Du khách đến tham quan, vui chơi không chỉ là người địa phương mà còn ở các tỉnh, thành, như: Bến Tre, Long An… thậm chí, người từ TP.HCM cũng tìm xuống.
Ngay trong mùa dịch Covid-19, du khách vẫn lũ lượt kéo đến vườn táo chơi.
Tất nhiên, nếu có khuyến cáo phòng dịch, ông Sáu sẽ nghiêm chỉnh chấp hành. Du khách sẽ được khuyến cáo biện pháp 5K để phòng dịch.
"Vào ngày thường, vườn táo đón nhận khoảng 100 – 200 khách. Nhưng cuối tuần, số du khách nhân lên gấp vài lần", ông Sáu Hồi thổ lộ.
Cứ mỗi du khách vào vườn táo, ông Sáu Hồi thu 30.000 đồng.
"Với giá táo này là du khách được tôi bao ăn, bao ngon. Du khách ăn táo no thôi chứ không được mang về", ông Sáu Hồi chia sẻ.
Theo ông Sáu Hồi, từ ngày mở vườn sinh thái, ông không còn lo chuyện táo ế nữa.
Nhiều du khách vào vườn ăn rồi mua đem về nhà biếu người thân. Lượng táo thu hoạch cả tấn mỗi ngày giờ đã có nguồn tiêu thụ.
Không chỉ đã lo được đầu ra cho vườn táo, ông Sáu Hồi còn giải quyết việc làm thêm cho 8 lao động địa phương.
Mỗi lao động được ông Sáu Hồi thuê làm nhân viên hướng dẫn du lịch với giá 20.000 đồng/giờ.
Theo ông Sáu Hồi, một số chủ vườn cây ăn trái ở địa phương cũng đã mở khu du lịch vườn nhưng không thành công.
"Chủ vườn trồng xoài, bưởi da xanh… đã không thành công khi làm du lịch vườn", ông Sáu Hồi cho biết.
Chị Nguyễn Thị Thanh Hà (Chợ Lách, Bến Tre), một du khách từng đến vườn táo sinh thái của ông Sáu Hồi chia sẻ, táo rất ngon giòn, ngọt và thơm.
Vườn táo có quang cảnh khá đẹp, mát mẻ. Quan trọng hơn, chủ vườn táo khá thân thiện, hiếu khách.
"Gia đình tôi đã trải nghiệm nhiều mô hình du lịch vườn. Nhưng nhìn chung vườn táo của ông Sáu Hồi khá tốt. Với thang điểm 10, tôi cho vườn táo của ông Sáu Hồi 9 điểm", chị Hà đánh giá.
Để chiều du khách, hiện ông Sáu Hồi đã trồng thêm táo Ấn Độ. Loại táo Ấn Độ có trái dài và chất lượng khá ngon.
Hàng ngày ông Sáu Hồi chăm lo vườn táo cho xum xuê, trĩu quả bằng các loại phân thuốc hữu cơ, thảo mộc.
Theo Trần Đáng/danviet.vn
https://danviet.vn/tien-giang-lam-cach-nay-ong-nong-dan-trong-tao-ban-sach-ca-tan-trai-moi-ngay-giua-dai-dich-covid-19-20210523152929715.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã