Học tập đạo đức HCM

Tin NN ĐBSH: Sản phẩm nông nghiệp ít chịu tác động từ dịch Covid-19

Thứ sáu - 03/04/2020 18:48
Sản xuất nông nghiệp của các tỉnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, những tác động chỉ mang tính chất nhỏ lẻ do đa phần các loại sản phẩm nông nghiệp đều tiêu thụ nội địa.
oi.jpg
Vườn ổi lê của gia đình anh Nguyễn Văn Toản, Thôn 1, Hạ Vỹ, xã Nhân Chính (Lý Nhân) bị ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19, nên khó tiêu thụ.

Hà Nam: Sản phẩm nông nghiệp ít chịu tác động từ dịch Covid - 19

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT cho biết: Sản xuất nông nghiệp của tỉnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19 là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, những tác động chỉ mang tính chất nhỏ lẻ do đa phần các loại sản phẩm nông nghiệp đều tiêu thụ nội địa.

Tìm hiểu tại các vùng sản xuất, một số loại sản phẩm đang gián tiếp chịu tác động về giá cả thị trường. Cụ thể, sản phẩm ổi lê khá nổi tiếng được người tiêu dùng ưa chuộng lựa chọn, tuy nhiên, hiện nay các vườn ổi khá khó bán và giá thành hạ từ khi có dịch Covid – 19.

Anh Nguyễn Văn Toản, Thôn 1, Hạ Vỹ (Nhân Chính, Lý Nhân) trồng 3 sào ổi lê đang vào đúng thời kỳ thu hoạch rộ (mỗi ngày được trên 100 kg). Trước đây, hằng ngày thương lái đến tận vườn thu mua, nhưng hiện nay phải 3 – 4 ngày anh Toản mới cắt bán 1 lần. Giá bán ổi lê tại vườn hiện nay chỉ ở mức 11 nghìn đồng/kg, thấp hơn từ 3 – 4 nghìn đồng/kg so với trước. Theo anh Toản, với giá bán như hiện nay, vườn ổi cho thu nhập không nhiều, cơ bản hòa chi phí sản xuất và công lao động.

Cũng như ổi lê, chuối tiêu hồng được trồng nhiều tại các vùng bãi ven sông Hồng, sông Châu giá cũng đang xuống rất thấp. Bình quân một nải chuối tiêu hồng loại 1 hiện chỉ có giá chưa bằng 50% so với giai đoạn cuối năm 2019, những nải bé không tiêu thụ được.

Tại xã Mộc Bắc (Duy Tiên) có hàng chục ha chuối được trồng trên diện tích đất bãi và đất lúa cốt cao chuyển đổi. Hiện nay, các đại lý trên địa bàn chỉ chọn mua những buồng đạt tiêu chuẩn. Theo ông Phạm Công Sứ, Giám đốc HTXDVNN Mộc Bắc, sản phẩm chuối tiêu tuy rẻ nhưng phần lớn vẫn tiêu thụ được. Những buồng bé không bán được người dân tận dụng làm thức ăn cho gia súc (bò thịt). Về cơ bản, tuy giá chuối xuống thấp, nhưng chưa tác động quá lớn đến sản xuất của người dân.

Mặt hàng dưa chuột xuất khẩu được dự báo sẽ gặp khó khăn do tác động từ dịch Covid – 19 trên toàn thế giới. Mặc dù vậy, tại thời điểm đầu vụ giá dưa vẫn đang được thu mua khá ổn định, tương đương với những vụ trước.

Tại vùng dưa chuột xuất khẩu xã Nhân Nghĩa (Lý Nhân), người dân sản xuất trên cơ sở thỏa thuận với các đại lý thu mua, hiện giá dưa loại 1 vẫn đạt 6 – 7 nghìn đồng/kg, dưa loại 2 từ 4 – 5 nghìn đồng/kg. Những địa phương sản xuất dưa chuột xuất khẩu của huyện Kim Bảng liên kết với doanh nghiệp giá vẫn giữ theo hợp đồng được ký đầu vụ.

Ông Đỗ Hoàng Nam, Giám đốc HTXDVNN Đồng Hóa cho biết: 40 ha dưa chuột xuất khẩu tại địa phương đều được ký hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp. Hiện nay, giá dưa vẫn được bảo đảm.

Bên cạnh đó, các sản phẩm từ chăn nuôi vẫn khá ổn định, một số mặt hàng giá ở mức cao. Điển hình, giá lợn hơi xuất chuồng đang duy trì ở mức 70 đến hơn 80 nghìn đồng/kg. Giá gia cầm sau một thời gian xuống hiện đã tăng lên, bảo đảm sản xuất có lãi (giá vịt thịt từ chỗ dưới 20 nghìn đồng/kg sau tết Nguyên đán hiện đã tăng lên gần 30 nghìn đồng/kg)...

Dịch Covid – 19 vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến nhiều ngành sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, sản phẩm nông nghiệp của tỉnh chủ yếu phục vụ sinh hoạt, đời sống của người dân nên không bị ảnh hưởng nhiều, vì thế người dân cần tiếp tục duy trì và đẩy mạnh sản xuất.

Thanh Hóa: Toàn tỉnh có 1.530 cơ sở chăn nuôi lợn thực hiện tái đàn sau dịch bệnh tả lợn châu Phi

Từ ngày 13-3, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa không còn dịch bệnh tả lợn châu Phi và đến ngày 28-3, trong tỉnh không có ổ dịch tái lại. Dịch bệnh tả lợn châu Phi cơ bản đã được kiểm soát hoàn toàn, do đó, các cơ sở, trang trại chăn nuôi bảo đảm đủ điều kiện an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh đang tích cực tái đàn.

lom.jpg
Cơ sở chăn nuôi tại xã Vân Sơn (Triệu Sơn).

Hiện, toàn tỉnh đã có 1.530 cơ sở chăn nuôi lợn thực hiện tái đàn sau bệnh dịch tả lợn châu Phi, với tổng số lượng tái đàn là 82.370 con. Trong đó, số lượng lợn giống được tái đàn trực tiếp tại địa phương là 48.450 con, lợn giống được nhập từ tỉnh ngoài là 33.920 con. Hiện các doanh nghiệp chăn nuôi lớn trên địa bàn tỉnh đã và đang tích cực tăng đàn lợn nái, lợn đực giống để cung cấp nguồn giống thương phẩm cho các trang trại chăn nuôi, trong đó có Trang trại NewHope tại huyện Thạch Thành đã nhập khoảng 2.500 con lợn giống ông bà từ Canada về nuôi.

Để kiểm soát dịch bệnh tả lợn châu Phi và các bệnh khác trên đàn lợn, nhất là đàn lợn mới tái đàn, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đang tập trung chỉ đạo các cơ sở chăn nuôi tiếp tục duy trì thực hiện các biện phòng, chống dịch trong quá trình chăn nuôi. Tuân thủ nghiêm các quy định, khuyến cáo bảo đảm chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh theo đúng nội dung chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Chỉ thị số 16/CT-UBND.

Hưng Yên: Sản phẩm nhãn lồng phấn đấu đạt 5 sao trong năm 2020

Là một trong những sản phẩm chủ lực tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm, hiện nay toàn tỉnh có trên 6 nghìn hộ trồng nhãn lồng Hưng Yên với tổng diện tích trồng khoảng 3,9 nghìn ha.

unnamed-1.jpg
Ảnh minh họa.

Theo định hướng, sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên được nâng hạng thành sản phẩm 5 sao trong năm 2020. Tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh xúc tiến thu hút đầu tư với các dự án FDI về sản xuất và chế biến nông sản chất lượng cao; thúc đẩy phát triển các cơ sở chế biến, sơ chế nguyên liệu với quy mô bán công nghiệp và thủ công nghiệp...

Theo Thanh Tâm(tổng hợp)/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập116
  • Hôm nay20,627
  • Tháng hiện tại251,331
  • Tổng lượt truy cập92,628,995
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây