Học tập đạo đức HCM

Tin NN ĐBSH: Xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng tăng cạnh tranh

Thứ bảy - 26/09/2020 20:47
Thời gian qua, các địa phương quan tâm phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm, góp phần tạo nên những sản phẩm đặc trưng, bảo đảm chất lượng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
635935605.jpg
Sản phẩm trái cây OCOP mang lại giá trị kinh tế cao, tăng khả năng cạnh tranh.

Thanh Hóa: Xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng tăng cạnh tranh

Để nâng cao giá trị sản xuất, hướng tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cam Vân Du, huyện Thạch Thành đã tích cực vận động, hướng dẫn, hỗ trợ người dân phát triển các mô hình trồng cam tập trung quy mô lớn. Đồng thời, thực hiện các biện pháp thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Đến nay, trên địa bàn huyện đã trồng được hơn 500 ha cam, bưởi và đang tiếp tục mở rộng diện tích. Nhiều diện tích cây ăn quả áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị hàng hóa. Ngày 31-10-2019, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4504/QĐ-UBND cho phép UBND huyện Thạch Thành được sử dụng địa danh “Vân Du” để đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Cam Vân Du”. Trên cơ sở đó, huyện đã triển khai cho các hộ trồng cam trên địa bàn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Cam Vân Du” theo quy định. Đây là tiền đề vững chắc nhằm hỗ trợ tiêu thụ, nâng cao giá trị kinh tế và từng bước xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm cam Vân Du.

Việc hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa công nghệ mới vào sản xuất gắn với xây dựng thương hiệu luôn được các địa phương trong tỉnh quan tâm thực hiện. Đồng thời, thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư, đẩy mạnh cơ giới hóa, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn, có giá trị kinh tế cao.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được các vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; vùng ngô thâm canh năng suất, chất lượng cao, tập trung tại các huyện Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thọ Xuân, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Nông Cống, Đông Sơn, Ngọc Lặc... Ngoài ra, hình thành vùng sản xuất rau an toàn tập trung với 2.980 ha, vùng cây ăn quả tập trung 5.172 ha...

Bên cạnh đó, một số đối tượng cây trồng khác đang được sản xuất tập trung, chuyên canh đang được hình thành với diện tích hàng trăm ha, như: cây gai xanh, cói...

Từ việc phát triển sản xuất tập trung quy mô lớn, các địa phương luôn quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương cùng các địa phương lựa chọn các sản phẩm truyền thống, đặc sắc của từng địa phương để hỗ trợ việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Đến nay, đã có 4 văn bằng bảo hộ về chỉ dẫn địa lý: “Mắm tôm Hậu Lộc”, “Chiếu cói Nga Sơn”, “Bưởi Luận Văn”, “Quế ngọc Thường Xuân”; 7 nhãn hiệu tập thể: “Nước mắm Khúc Phụ”, “Nước mắm Do Xuyên - Ba Làng”, “Bánh gai Tứ Trụ”, “Nón lá Trường Giang”, “Tơ Hồng Đô”; “Kẹo nhãn thị trấn Lang Chánh”, “Miến gạo Thăng Long”; 17.422 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC...

Hiện ngành nông nghiệp và các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương đang rà soát, điều chỉnh các vùng sản xuất tập trung để tích hợp vào quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân tập trung đất đai, đầu tư sản xuất hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, tạo ra sản phẩm hàng hóa số lượng lớn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách cho vùng sản xuất tập trung, nhất là chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng. Đẩy mạnh thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, hình thành chuỗi sản xuất bền vững.

Vĩnh Phúc: Tạo nhiều dấu ấn trong phát triển nông nghiệp

Trong 5 năm qua, thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức, song, với tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, Đảng ủy Sở NN&PTNT đã lãnh đạo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức toàn ngành hoàn thành các chỉ tiêu và nhiệm vụ được giao, tạo dấu ấn trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

1_14.jpg
Nhờ áp dụng công nghệ bán tự động trong sản xuất nông nghiệp, mô hình trồng hoa trong nhà kính của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ nông nghiệp Trung Kiên, thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương đem lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao. (Ảnh: Trà Hương)

Trên cơ sở các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh, Đảng ủy Sở đã tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành 5 Nghị quyết về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tập trung lãnh đạo toàn ngành ưu tiên cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; chủ động phối hợp chặt chẽ với các địa phương, sở, ban, ngành của tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

Qua đó đã tạo bước đột phá, sự chuyển biến mạnh trong sản xuất nông nghiệp. Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng GRDP nông, lâm nghiệp, thủy sản bình quân ước đạt 1,79%/năm.

Đã hình thành nhiều vùng trồng trọt sản xuất hàng hóa tập trung, có liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ như: Thanh long ruột đỏ Lập Thạch, Chuối tiêu hồng Yên Lạc; Su su, ớt Tam Đảo; Dưa chuột, rau Vân Hội (Tam Dương); Na dai Bồ Lý, Trà hoa vàng, Ba kích Tam Đảo...

Đưa giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác năm 2020 ước đạt trên 145 triệu đồng/ha, tăng gần 6% so với năm 2015; thu nhập đạt khoảng 65 triệu đồng/ha đất canh tác, tăng hơn 7% so với năm 2015.

Từ 2013-2020, toàn tỉnh đã chuyển đổi gần 12 nghìn ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại rau, củ, quả cho hiệu quả cao; hỗ trợ gieo cấy gần 98 nghìn ha các giống lúa chất lượng (chiếm 75% tổng diện tích trồng lúa của tỉnh); gần 16 nghìn ha rau, quả sản xuất hàng hóa; trên 67 nghìn ha cây vụ Đông.

Riêng từ 2017 đến nay đã thực hiện dồn thửa đổi ruộng được gần 1.900 ha, cơ giới hóa trong khâu làm đất chiếm 95%, thu hoạch lúa bằng máy đạt trên 70%.

Trong lĩnh vực chăn nuôi đã đổi mới phương thức tổ chức sản xuất theo hướng công nghiệp, hiện đại; nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm đã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ tiên tiến vào sản xuất đã nâng cao năng suất, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Hiện, trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng chăn nuôi tập trung cho hiệu quả cao như nuôi bò sữa tại các xã vùng ven sông Hồng như Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh, An Tường (Vĩnh Tường); các xã vùng ven sông Phó Đáy như Thái Hòa ( Lập Thạch), Bồ Lý (Tam Đảo).

Chăn nuôi lợn tập trung quy mô lớn tại các xã: Quang Sơn, Ngọc Mỹ, Bắc Bình, Hợp Lý (Lập Thạch); Nguyệt Đức, Liên Châu (Yên Lạc).

Chăn nuôi gia cầm chuyên trứng, chuyên thịt tại các xã: Thanh Vân, Hướng Đạo, Kim Long (Tam Dương); Tam Quan, Đại Đình (Tam Đảo).

Đến nay, toàn tỉnh có 100% xã được công nhận đạt chuẩn NTM; 4/9 huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; có 18 sản phẩm được công nhận đạt chất lượng sản phẩm OCOP, trong đó 8 sản phẩm đạt 4 sao và 10 sản phẩm đạt hạng 3 sao.

Công tác nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp bám sát nhu cầu của nông dân, với phương châm chuyển giao những gì người dân cần, những công nghệ phù hợp với từng vùng, từng địa phương.

Qua đó, đã có nhiều mô hình sản xuất trồng trọt ứng dụng công nghệ cao như: Trồng rau, hoa trong nhà lưới bằng kỹ thuật thuỷ canh, canh tác trên giá thể không đất, hệ thống tưới nhỏ giọt, phun sương; ghép cà chua lên gốc cây cà tím, dưa hấu ghép trên gốc bầu, sử dụng chất điều hoà sinh trưởng thực vật trong điều khiển cây trồng; phương pháp tưới nhỏ giọt cho cây thanh long trên vùng đất đồi theo công nghệ Israel nâng cao hiệu quả sản xuất tại huyện Lập Thạch; ứng dụng công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin địa lý trong điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng...

Để xây dựng nền nông nghiệp giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững, thời gian tới, Đảng bộ Sở tiếp tục tổ chức chỉ đạo tốt sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản; chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao; phát triển chăn nuôi nông hộ theo phương thức chăn nuôi hữu cơ, sinh thái; tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi, phát triển nuôi trồng thủy sản thâm canh ứng dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái.

Nâng cao chất lượng các xã, huyện đạt chuẩn NTM; đẩy mạnh dồn thửa đổi ruộng và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là công nghệ sinh học; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tạo ra thực phẩm sạch, an toàn...

Phấn đấu giai đoạn 2020-2025, tốc độ tăng trưởng nông, lâm nghiệp, thủy sản bình quân đạt từ 1,5-2%/năm.

Hải Dương: Phấn đấu vượt từ 10-15% kế hoạch sản xuất vụ đông

Trước tình hình Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 và mưa lũ, theo các chuyên gia nhận định việc tiêu thụ nông sản của nước ta sẽ có nhiều thuận lợi.

Dự báo vụ đông lạnh, rét đến sớm, thuận lợi cho các loại cây ưa lạnh phát triển và cho năng suất cao... Do đó, tỉnh ta đã đặt mục tiêu vượt từ 10-15% diện tích gieo trồng cây vụ đông (tương đương từ 2.050-3.075 ha).

phan-dau-vuot-tu-10-15-ke-hoach-san-xuat-vu-dong-7-085302.jpg
Nông dân Gia Lộc gieo trồng vụ đông. 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương có diện tích gieo trồng vụ đông thấp là Ninh Giang, Thanh Miện, Bình Giang mở rộng diện tích trồng cây vụ đông bằng cách lựa chọn những cây dễ trồng, rộng thời vụ như ngô, khoai tây, rau các loại... để gieo trồng. Mỗi xã, thị trấn xây dựng ít nhất 1 mô hình sản xuất tập trung, tạo điều kiện cho liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản.

Theo kế hoạch ban đầu, vụ đông năm 2020-2021, toàn tỉnh gieo trồng 20.500 ha cây vụ đông, phấn đấu giá trị sản xuất đạt 165 triệu đồng/ha.

Theo Thanh Tâm (Tổng hợp)/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập149
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm148
  • Hôm nay25,185
  • Tháng hiện tại478,506
  • Tổng lượt truy cập92,856,170
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây