Học tập đạo đức HCM

Trồng loại quả nghe tên thanh tao, "sang chảnh" theo tiêu chuẩn VietGAP dân thu hàng trăm triệu mỗi năm

Thứ bảy - 26/09/2020 20:33
Mô hình trồng cây thanh trà quy mô tập trung, chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật, thân thiện môi trường đang mang lại hiệu quả cao cho người dân xã Phong Thu (huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế).

Thanh trà là một loại quả đặc sản nổi tiếng của tỉnh Thừa Thiên - Huế, hiện đang được nông dân thâm canh mở rộng diện tích ở các phường Thủy  Biều (TP Huế), phường Hương Vân (thị xã Hương Trà), xã Phong Thu (huyện Phong Điền), xã Dương Hòa (thị xã Hương Thủy)…

Thành lập HTX, thúc đẩy VietGAP

Ở vùng trồng xã Phong Thu, mỗi ha thanh trà canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP đang cho doanh thu bình quân 270 - 300 triệu đồng/năm.

Trồng loại quả nghe tên thanh tao, "sang chảnh" theo tiêu chuẩn VietGAP dân thu hàng trăm triệu mỗi năm - Ảnh 1.

Thanh trà VietGAP đang cho hiệu quả cao (Ảnh TL)

Phong Thu cũng đang là xã trồng thanh trà chủ lực của huyện Phong Điền, với tổng diện tích 150 ha, trong đó có 7 ha được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đã được cấp chứng nhận sản phẩm an toàn chuẩn VietGAP.

Thời gian tới, cây thanh trà sẽ tiếp tục được chú trọng mở rộng diện tích theo hướng VietGAP, hữu cơ ở xã Phong Thu nói riêng và toàn huyện Phong Điền nói chung. Trái thanh trà Phong Thu đang được xúc tiến trở thành sản phẩm OCOP nằm trong thương hiệu “Thanh Trà Huế”.

Ông Trần Chiến (thôn Trạch Hữu, xã Phong Thu) chia sẻ, trồng thanh trà theo tiêu chuẩn VietGAP có rất nhiều lợi ích. Bên cạnh giá trị kinh tế vượt trội là tính ưu việt về môi trường sinh thái.

Cụ thể, các hộ nông dân phải thay đổi hoàn toàn tập quán, tư duy sản xuất cũ, tiến hành ghi chép nhật ký nông hộ rõ ràng, sử dụng phân bón hữu cơ với những tiêu chuẩn khắt khe về liều lượng, cách thức, thời gian cách ly.

Các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ độc hại bị loại bỏ hoàn toàn, thay vào đó là các loại hợp chất vi sinh thân thiện môi trường, nhiều loại thuốc được điều chế từ ớt, gừng, tỏi…

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, thanh trà cùng nhiều loại cây đang đối mặt nguy cơ mất giá. Thế nhưng, những ngày cuối tháng 8 vừa qua, nhiều gia đình ở xã Phong Thu vẫn được các thương lái đến đặt mua ngay tại vườn với giá cao.

Đặc biệt, để tiếp tục mang đến những lợi ích bền vững cho người dân, mở rộng vùng sản xuất thanh trà theo hướng VietGAP, hữu cơ, vào tháng 7/2020, UBND xã Phong Thu đã thống nhất thành lập HTX thanh trà Phong Thu.

HTX Phong Thu ra đời được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ trong khâu kỹ thuật, chăm bón, phòng trừ sâu bệnh theo hướng an toàn sinh học, đặc biệt là sản xuất thanh trà hữu cơ.

Đẩy mạnh khoa học - kỹ thuật

Ngay khi được thành lập, HTX thanh trà Phong Thu đã ký hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ với Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Organic Quế Lâm.

Trồng loại quả nghe tên thanh tao, "sang chảnh" theo tiêu chuẩn VietGAP dân thu hàng trăm triệu mỗi năm - Ảnh 3.

Quả thanh trà VietGAP có chất lượng cao, sức cạnh tranh mạnh (Ảnh TL)

Trong liên kết, phía doanh nghiệp sẽ tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ HTX tham gia các quy trình kỹ thuật sản xuất thanh trà hữu cơ; cung cấp và hướng dẫn các thành viên HTX sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh, phân khoáng hữu cơ, các chế phẩm sinh học... nhằm nâng cao chất lượng cây thanh trà.

Phía HTX thanh trà Phong Thu có trách nhiệm hướng dẫn các thành viên, hộ trồng thanh trà về quy trình sản xuất thanh trà hữu cơ, tổ chức gian hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm...

Ông Nguyễn Văn Lịch - Giám đốc HTX thanh trà Phong Thu cho biết, do quen với cách thâm canh theo phương pháp truyền thống nên khi chuyển đổi sang áp dụng khoa học - kỹ thuật, không ít hộ còn ái ngại, vì vậy HTX đã phải tổ chức vận động, khuyến khích người dân.

Ban đầu, chỉ có một số ít hộ tham gia và được HTX chỉ đạo về kỹ thuật và hợp tác với các tập đoàn lớn cung cấp phân, bao tiêu sản phẩm… Thấy được lợi ích, đến nay, nhiều hộ dân đã chuyển dần sang thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP.

“Trồng thanh trà chuẩn VietGAP đảm bảo an toàn cho cả người tiêu dùng và người sản xuất. Quy trình sản xuất sạch, bón phân khoa học, truy được nguồn gốc nên giá bán cao. Trung bình 1 ha trồng được 200 cây và người dân bán được trên 300 triệu đồng”, ông Lịch cho biết.

Theo Nhật Minh/danviet.vn
https://danviet.vn/trong-loai-qua-nghe-ten-thanh-tao-sang-chanh-theo-tieu-chuan-vietgap-dan-thu-hang-tram-trieu-moi-nam-20200924184442312.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập585
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại58,435
  • Tổng lượt truy cập88,736,769
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây