Học tập đạo đức HCM

Tin NN: Xuất khẩu cá ngừ sang Italy tăng kỷ lục

Thứ bảy - 31/10/2020 18:55
Theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Italy trong tháng 9 đã tăng trưởng ngoạn mục, hiếm có trong lịch sử.
cangu4zfte-1603858345533403949127.jpg
Vận chuyển cá ngừ.

Theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Italy trong tháng 9 đã tăng trưởng ngoạn mục, hiếm có trong lịch sử. Cụ thể, VASEP dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, xuất khẩu cá ngừ sang Italy trong tháng 9 đạt 5,5 triệu USD, tăng gần 8.600% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong tháng 9, giá FOB trung bình xuất khẩu các sản phẩm thịt, thăn cá ngừ vây vàng hấp đông lạnh của Việt Nam sang Italy khoảng 6,6 USD/kg. Còn giá CIF trung bình các sản phẩm thịt, thăn cá ngừ đông lạnh ở mức 4,6 USD/kg.

Theo các doanh nghiệp, việc Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, là lý do thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ sang Italy tăng đột biến.

Nếu như 8 tháng đầu năm, sản phẩm cá ngừ chế biến khác mã HS16041490 của Việt Nam chưa xuất được đơn hàng nào qua Italy, thì sang tháng 9, xuất khẩu mặt hàng này tăng đột ngột, chiếm tới hơn 85% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Italy trong tháng 9.

Cá ngừ đóng hộp mã HS16 và thịt, thăn cá ngừ đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Italy cũng tăng so với cùng kỳ.

Các sản phẩm cá ngừ chế biến khác của Việt Nam, trong đó đặc biệt là thịt, thăn cá ngừ vây vàng hấp đông lạnh, được miễn thuế theo hạn ngạch hơn 4.791 tấn khi xuất khẩu sang EU tính đến hết ngày 31/12/2020.

Được biết, trước khi EVFTA có hiệu lực, các sản phẩm thịt, thăn cá ngừ hấp đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang các nước EU phải chịu mức thuế 20,5%. Điều này khiến cho các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam không thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại đến từ Ecuador hay Solomon, các nước đang được miễn thuế khi xuất sang thị trường EU.

Năm nay, do ảnh hưởng của Covid-19, nguồn cung cá ngừ từ các nước như Ecuador và Solomon cho thị trường EU bị hạn chế, các nhà nhập khẩu đang tìm kiếm các nguồn cung thay thế.

Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cho rằng EVFTA có hiệu lực đã khiến cho các doanh nghiệp cá ngừ Việt có thể tăng khả năng cạnh tranh, tăng cường đẩy mạnh các lô hàng xuất khẩu sang Italy.

Tính từ đầu năm đến nay, có 12 doanh nghiệp của Việt Nam xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này. Trong đó, dẫn đầu là Công ty TNHH Thuỷ sản Hải Long Nha Trang, Công ty CP Vịnh Nha Trang, Công ty CP Thuỷ sản Bình Định và Công Ty TNHH Cá ngừ Việt Nam. Tổng giá trị xuất khẩu của 4 công ty này chiếm hơn 91% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Italy 9 tháng đầu năm.

Bưởi Việt Nam tiến đến thị trường Chile

Bộ trưởng Nông nghiệp Chile Antonio Walker thông báo cơ quan chức năng Chile đã chấp thuận cho Việt Nam xuất khẩu bưởi sang thị trường quốc gia Nam Mỹ này.

buoidaxanh_2910.jpg
Thương lái thu mua bưởi da xanh. (Ảnh: Trung Hiếu)

Đây là thông tin được Bộ trưởng Walker đưa ra trong buổi tiếp Đại sứ Việt Nam tại Chile Nguyễn Ngọc Sơn để trao đổi về các biện pháp tăng cường quan hệ giữa hai nước trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Walker đánh giá cao sự phát triển kinh tế năng động của Việt Nam, đồng thời bày tỏ cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã mở cửa thị trường cho quả cherry của Chile.

Ông cho biết, Chính phủ Chile mong muốn mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, không những trong việc mở cửa thị trường cho các nông phẩm mà còn trong hợp tác sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn.

Về phần mình, Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn khẳng định Chính phủ Việt Nam hoan nghênh và mong muốn tăng cường hợp tác nông nghiệp với Chile, một đối tác quan trọng của Việt Nam ở Nam Mỹ, đặc biệt là trong các vấn đề ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp sạch, phòng chống biến đổi khí hậu và giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai, quản lý, khai thác hợp lý rừng và tăng cường hợp tác trong các cơ chế đa phương mà hai nước là thành viên như Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Giá lợn hơi miền Trung, Nam tăng nhẹ, miền Bắc biến động trái chiều

Hiện, giá lợn hơi tăng nhẹ ở nhiều địa phương tại miền Trung và miền Nam. Trong khi, giá lợn hơi miền Bắc biến động trái chiều.

Giá lợn hơi tại miền Bắc biến động trái chiều từ 1.000 - 3.000 đồng/kg.

Cùng tăng 1.000 đồng/kg, ba tỉnh Thái Nguyên, Ninh Bình và Tuyên Quang đang giao dịch heo hơi ở mức 68.000 - 71.000 đồng/kg. Còn ở Yên Bái và Vĩnh Phúc, giá thu mua tăng từ 2.000 - 3.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.

gia-heo-hoi-hom-nay-15-6-2020_nongnghiep-065728_54.jpg
Giá lợn hơi đang tăng nhẹ.

Riêng tỉnh Hưng Yên giảm nhẹ 2.000 đồng/kg xuống còn 70.000 đồng/kg ngang bằng với mức giao dịch tại Hà Nội, Hà Nam và Phú Thọ.

Trong khi đó, toàn miền Trung dao động quanh mức 68.000 - 73.000 đồng/kg.

Cùng tăng với mức 2.000 đồng/kg, giá thu mua tại Ninh Thuận, Lâm Đồng và Quảng Nam là 74.000 đồng/kg trong khi tại Nghệ An có giá với 69.000 đồng/kg.

Đa phần các địa phương còn lại trong khu vực giao dịch quanh mốc 70.000 đồng/kg như Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định duy trì ngưỡng 72.000 đồng/kg, các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Khánh Hòa có giá cao hơn ở mức 73.000 đồng/kg.

Tại các tỉnh thuộc miền Nam, giá lợn hơi hôm nay 31/10 đồng loạt tăng nhẹ từ 1.000 - 3.000 đồng/kg.

Các tỉnh Bình Phước, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cà Mau, Sóc Trăng và Trà Vinh cùng điều chỉnh tăng 2.000 đồng/kg lên mức 75.000 - 76.000 đồng/kg. Còn tại Bình Dương, giá đạt 75.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.

So với các khu vực khác trên cả nước, giá thu mua tại nhiều tỉnh thành phía Nam đang dẫn đầu và duy trì ổn định trong thời gian gần đây.

Giá lợn toàn miền Nam dao động quanh ngưỡng 73.000 - 79.000 đồng/kg.

 Theo Thanh Tâm (Tổng hợp)/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập251
  • Hôm nay42,552
  • Tháng hiện tại805,047
  • Tổng lượt truy cập88,160,117
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây