Học tập đạo đức HCM

Vườn tạp là gì? Tại sao nông dân Hà Giang lại phấn khởi ra mặt khi được vay vốn cải tạo vườn tạp?

Thứ sáu - 21/05/2021 05:01
Hà Giang đưa ra mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025, chương trình cải tạo vườn tạp sẽ giúp hơn 6.500 hộ gia đình phát triển kinh tế vườn có thu nhập khá.

Hộ nghèo được vay vốn cải tạo vườn tạp

Ông Phùng Viết Vinh - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Giang cho hay: Cuối năm 2020, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 1/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, góp phần giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 - 2025.

Theo ông Vinh, mục tiêu của nghị quyết đề ra nhằm khai thác tối đa tiềm năng phát triển kinh tế vườn hộ, thay đổi tư duy nhận thức của người dân về trồng trọt, chăn nuôi theo hướng áp dụng khoa học kỹ thuật, đặc biệt là giống và quy trình sản xuất giúp tăng năng suất, chất lượng, phù hợp từng vùng để phát triển kinh tế vườn hộ.

Nghị quyết cũng đưa ra mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025, cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn, tạo thu nhập khá cho trên 6.500 hộ tương ứng với trên 6.500 vườn.

Theo đó, Hà Giang sẽ hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo vay vốn với lãi suất 0%. Điều kiện để được vay vốn là các chủ vườn phải có hồ sơ cải tạo và được xã, thôn xác nhận. Đặc biệt, hộ vay vốn phải cam kết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào một hoặc nhiều khâu như sản xuất, thu hoạch, chế biến… Sản phẩm phải đảm bảo an toàn thực phẩm và các nội dung cải tạo đã quy định.

Giúp 6.500 hộ thu nhập khá từ vườn tạp - Ảnh 1.

Lãnh đạo T.Ư Hội NDVN, tỉnh Hà Giang kiểm tra mô hình "Cải tạo vườn tạp" ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn (Hà Giang) tháng 3/2021. Ảnh: H.Đ

"Trong quá trình thực hiện "Cải tạo vườn tạp", địa phương xác định công tác tuyên truyền sẽ đi trước một bước và cán bộ, đảng viên ở các vùng nông thôn phải gương mẫu đi đầu".

Ông Hoàng Văn Thịnh - Bí thư Huyện ủy Đồng Văn

Vườn cải tạo phải đảm bảo quy mô lần lượt từ 100 - 300m2/vườn trở lên, tùy thuộc vào thực tế địa hình của các huyện vùng thấp, phía Tây và vùng cao phía Bắc.

Ông Vinh khẳng định: Năm 2021, chương trình thực hiện giai đoạn đầu thí điểm ở tất cả 11 huyện, thành phố với 356 hộ thuộc diện nghèo và cận nghèo. Những hộ này sẽ được vay vốn lãi suất 0%, số tiền vay từ 10 - 30 triệu đồng, thời gian vay từ 24 - 30 tháng để cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ.

Nông dân phấn khởi

Mới đây, đón khách đến thăm vườn nhà, ông Vừ Sấu Pó (ở thôn Thèn Ván, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn) tỏ ra rất phấn khởi. Vườn nhà ông có diện tích gần 2.000m2 thì hơn 60% là đá nên quanh năm vợ chồng ông Pó chỉ trồng ít rau cải và ngô tạp làm mèn mén ăn chống đói quá ngày. Có nhiều tháng thời tiết khắc nghiệt, vườn để đất hoang cho cỏ mọc.

Mới đây, được cán bộ địa phương đến nhà vận động và hỗ trợ cải tạo vườn tạp, ông Pó còn nghi ngờ, lúng túng. Đến lúc, được mọi người cầm tay, chỉ việc, hướng dẫn vợ chồng ông Pó mới nhiệt tình tham gia.

"Lần đầu làm vườn, tôi cũng thấy mới lạ nhưng nhờ có các cán bộ nhiệt tình giúp đỡ, đến giờ vườn đá của tôi trồng được nhiều cây ăn quả, rau xanh tươi tốt... chỉ chờ ngày thu hoạch, chúng tôi vui lắm!"- ông Pó nói.

Từ một khu vườn lổm chổm đá, cây bụi, cỏ dại sau khi được cải tạo, vườn nhà ông Pó như "thay da, đổi thịt". Cả mảnh vườn được chia làm nhiều khu như vườn xếp đá trồng mận tam hoa; vườn trồng lê Đài Loan; rau chuyên canh, vườn thuốc nam...

Theo kế hoạch, các khu vườn của gia đình ông Pó sẽ cho thu hoạch vào cuối năm nay khoảng trên dưới 20 triệu đồng và sang năm thứ 3 sẽ tăng thu nhập lên 60 triệu đồng.

Ông Hoàng Văn Thịnh - Bí thư Huyện ủy Đồng Văn cho biết, với quan điểm "Không nóng vội, không thành tích, dễ làm trước, khó làm sau", cốt lõi là thay đổi tư duy và phương pháp chăn nuôi, trồng trọt trên chính mảnh đất vườn của mình, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, chương trình cải tạo vườn tạp trên địa bàn huyện Đồng Văn bước đầu được triển khai một cách đồng bộ.

Công tác quy hoạch, sắp xếp bố trí lại cấu trúc không gian vườn hộ được triển khai một cách hợp lý, khoa học, phù hợp với quy mô thực tiễn từng hộ, đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn, tạo sự liên kết giữa nhà ở - khu vực chăn nuôi - vườn hộ gắn với du lịch.

Đồng thời, phòng chuyên môn của huyện chủ động tìm kiếm, cơ cấu lại giống cây trồng, vật nuôi có chu kỳ sản xuất phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng của vùng, đưa các cây, con giống có năng suất chất lượng thế mạnh của vùng vào sản xuất, tạo sự đa dạng các sản phẩm đặc thù của địa phương, có sức cạnh tranh trên thị trường.

Cụ thể, địa phương tiến hành cải tạo các vườn lê, trồng các loại dược liệu, trồng rau chuyên canh theo hướng VietGAP… Theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2025 huyện thực hiện trên 250 hộ/19 xã, thị trấn cải tạo vườn tạp.

"Huyện đặt mục tiêu hết năm 2021 các xã trên địa bàn thực hiện được 50 mô hình nhưng đến giờ các địa phương đã làm tốt và vượt chỉ tiêu đạt 60 hộ"- ông Thịnh tiết lộ. 

Theo Hải Đăng/danviet.vn
https://danviet.vn/vuon-tap-la-gi-tai-sao-nong-dan-ha-giang-lai-phan-khoi-ra-mat-khi-duoc-vay-von-cai-tao-vuon-tap-20210520175519129.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập104
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm100
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại1,385,059
  • Tổng lượt truy cập90,065,276
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây