Học tập đạo đức HCM

Bài 2: Sức lan tỏa của một chủ trương đúng

Thứ năm - 24/05/2012 03:15
Chủ trương giảm dần và tiến đến xóa bỏ khỏi cơ cấu giống lúa thoái hóa, dài ngày IR 1820 dẫu đã được tỉnh triển khai nhiều năm qua nhưng chưa mang lại kết quả như mong muốn. Đông xuân 2011-2012 có thể nói là vụ sản xuất hội tụ đủ các yếu tố để xóa bỏ chỗ đứng của “ông cụ” IR180 trên ruộng đồng. Con đường rộng cho một nền nông nghiệp hàng hóa đang mở ra từ quyết sách phù hợp với thực tiễn và lòng dân…
Lúa chết rét, tư tưởng mới nảy mầm

Khó có thể tả hết nỗi vất vả, khó nhọc của người nông dân sống trên mảnh đất lắm “mưa phùn, gió bấc”. Vụ đông xuân là một trong những vụ sản xuất chính trong năm, đó cũng là thời điểm những cơn rét “thấu xương” kéo về đe dọa quá trình sinh trưởng của cây lúa.

Rét đậm thường xuất hiện vào thời điểm xuống giống trà xuân sớm, lăn lộn, vất vả với đồng ruộng thế nhưng nhiều khi nhà nông cũng đành bất lực và ngậm ngùi nhìn thành quả sản xuất của mình đổ sông, đổ biển.

Bỏ trà xuân sớm và giống IR1820: Lời khẳng địnhtừ thực tiễn

Bắc mạ phủ nilon là biện pháp tối ưu cho sản xuất trà lúa xuân muộn

Chỉ tính từ năm 2006 đến nay, giá rét đã cướp đi hàng trăm ngàn ha lúa đông xuân, làm thiệt hại không biết bao nhiêu tiền của của bà con nông dân và chính quyền các cấp trong việc cứu lúa và bổ cứu sản xuất. Chưa tính đến chuyện tụt giảm năng suất và hiệu quả kinh tế thì hệ lụy của nó còn kéo chậm các vụ khác trong năm, khiến cho sản xuất luôn phải đối mặt với những tình thế cấp bách, căng thẳng.

Đã mấy năm, ngành nông nghiệp chủ trương giảm dần trà xuân sớm (với giống chủ đạo là IR 1820) còn 20% theo cơ cấu, nhằm né tránh và giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai gây ra. Tuy nhiên, đối với bà con nông dân tỉnh ta, làm nông nghiệp vốn từ lâu đã “trăm hay không bằng tay quen”. Trên thực tế đồng ruộng, vụ đông xuân nào cũng có ít nhất 30% - 40% diện tích là IR 1820, thậm chí nhiều nơi còn xem đây là loại giống chủ lực.

Những trận giá rét kéo dài gần 70 ngày trong vụ đông xuân 2011- 2012 có thể nói là đòn quyết định trong trận chiến tư tưởng giữa giữ hay bỏ trà xuân sớm của bà con nông dân trên toàn tỉnh.

Trên 14.000 ha lúa đông xuân buộc phải gieo cấy lại (chiếm hơn 1/4 diện tích lúa đông xuân toàn tỉnh), trong đó có đến 4.704 ha diện tích cấy bị mất 100% mạ và 5.867 ha lúa gieo không có khả năng khôi phục là những gì còn sót lại. Giữa lúc thời vụ cho trà xuân dài ngày kết thúc, bà con nông dân đã cạn giống cho đồng ruộng sau rét, quyết sách của tỉnh về bộ giống ngắn ngày được ban xuống là cuộc tấn công tổng lực, đóng vai trò quyết định cho cuộc cách mạng xóa bỏ giống lúa IR 1820 trên đồng ruộng Hà Tĩnh. Theo đó, thay vì 40% trà xuân muộn như cơ cấu ban đầu, lần đầu tiên trong lịch sử, tỷ lệ trà xuân muộn tăng lên 56% cơ cấu vụ lúa đông xuân này.

Bỏ trà xuân sớm, rộng con đường mới

Bức hoạ đồng quê của những cánh đồng lúa đông xuân vào kỳ thu hoạch được khắc họa rõ nét hơn bởi những gam màu mới của của các loại giống HT1, PC6, TH3-3, QR1… Cánh đồng xuân muộn vàng rộm, phẳng phiu không thể lẫn vào đâu được, tất cả dường như đang mặc sức căng mình khoe sắc trong nắng mới. Không ít trong số đó đang được bà con khẩn trương thu hoạch sớm để chuẩn bị cho vụ hè thu cận kề. Khỏi phải nói, niềm phấn chấn đang hiện rõ rệt trên nhiều gương mặt của bà con nông dân huyện Cẩm Xuyên, nơi được đánh giá là mảnh đất cắm rễ sâu nhất của giống IR 1820.

Bác Trần Đình Thiện, thôn Hưng Mỹ, Cẩm Thành chia sẻ: “Gia đình tôi có 1,3 mẫu ruộng, đầu vụ 95% diện tích là IR 1820. Đợt rét hồi đầu năm đã xóa trắng tất cả, buộc tôi phải gieo cấy lại các giống HT1, Nếp 87, KD, PC6. Bây giờ nhìn lại tôi thấy may nhiều hơn rủi, chỉ mấy ngày nữa ruộng lúa nhà tôi sẽ được thu hoạch rồi. Vụ hè thu năm nay chắc chắn chúng tôi không còn phải đối diện với cảnh cuống cuồng chạy lụt nữa”.

Như để minh chứng thêm, bác Trần Đình Hưng, cùng thôn đùa vui: “Cứ tưởng IR 1820 là giống lúa “con nhà nghèo”, ai ngờ tính lại hiệu quả kinh tế còn tốn kém gấp mấy lần các giống ngắn ngày. Đấy, chỉ một tháng tôi đã đổ mấy yến giống xuống đồng mà có lên nổi cây nào đâu. Đã thế lại tốn tiền công, tiền thuốc BVTV mà chưa chắc đã được ăn vì sâu bệnh, thiên tai nữa. Bây giờ, chị cứ nhìn mảng đồng nào đỏ ngầu, cụt ngũn thì chính là IR 1820, từ nay gia đình tôi sẽ từ bỏ giống này thôi”.

Hay như bác Nguyễn Huy Thuận, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh), thay vì phân bổ sản xuất ở các 3 trà như mọi năm, vụ đông xuân này, 4 sào lúa của gia đình đều được đầu tư các giống xuân muộn. Bác cho biết: “Gieo mạ trong tết rồi ra tết cấy, thời gian dư giả, công việc đồng áng cũng đơn giản hơn mà hiệu quả kinh tế lại cao. Không như mọi năm, chạy theo IR 1820 rồi cứ lo thấp thỏm từ đầu vụ đến cuối vụ. Năm sau, dù không được hỗ trợ giống, gia đình tôi vẫn đầu tư sản xuất xuân muộn thôi”.

Bỏ trà xuân sớm và giống IR1820: Lời khẳng địnhtừ thực tiễn

Bỏ trà xuân sớm, con đường mới đang rộng mở trong tư tưởng mỗi người nông dân

Phải nói thêm rằng, chính sách hỗ trợ giống lúa vụ xuân (sau rét) của tỉnh đã thực mạnh cả về tài chính lẫn tư tưởng chỉ đạo, tạo ra sức lan tỏa lớn ở khắp các địa phương.

Từ Can Lộc, Đức Thọ, Lộc Hà đến Cẩm Xuyên, Thạch Hà… cơ chế đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân được chú trọng hơn bao giờ hết đến tận xã, thôn.

Ông Nguyễn Văn Việt, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: “Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch được gần 20% diện tích lúa đông xuân, tập trung chủ yếu là trà xuân muộn. Đây chính là bức tranh thực tiễn nhất để bà con thêm một lần được đối chứng, trong khi trà xuân muộn đã bước vào kỳ thu hoạch thì IR 1820 còn tồn tại ở một số địa phương mới chỉ le te trổ bông. Bên cạnh vận động, tuyên truyền; hỗ trợ kinh phí để bà con nông dân tự thay đổi, tỉnh đã kiên quyết nghiêm cấm sản xuất, cung ứng giống lúa IR 1820 trên địa bàn, nhằm định hướng về nguồn cung giống lúa trong thị trường”.

Không có cuộc cách mạng nào là không phải trả giá, có những câu chuyện bây giờ mới kể nhưng khi nút thắt về nhận thức của người sản xuất đang dần được tháo mở, có nghĩa quyết sách thay đổi bộ giống già cỗi IR 1820 đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Bỏ trà xuân sớm, con đường mới đang rộng mở trong tư tưởng mỗi người nông dân để cùng hướng tới nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Theo baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập458
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm457
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại840,951
  • Tổng lượt truy cập92,014,680
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây