Học tập đạo đức HCM

Biển an toàn, cá lại đầy khoang...

Thứ tư - 01/03/2017 09:15
Sau một thời gian bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường, bức tranh sản xuất nghề biển ở Hà Tĩnh dần tươi sáng trở lại, nhất là trong vụ cá bắc. Liên tục ở cảng cá Kỳ Ninh, Thạch Kim, Xuân Hội... hình ảnh những con tàu trở về với khoang thuyền đầy ắp hải sản đã nhân lên niềm vui, sự tin tưởng của ngư dân trong những ngôi làng bên chân sóng.

 

Chúng tôi trở lại cảng cá Xuân Hội khi những lao xao của hoạt động mua bán hải sản đã vãn. Những cặp thuyền dạ, những con tàu mã lực lớn nhỏ nằm “nghỉ ngơi” bên nhau. Phía ngoài xa, một nhóm ngư dân vừa đánh bắt trở về cùng nhau ngồi vá lưới, một nhóm khác đang ngồi chuyện trò về con tàu 800 CV vừa mới hạ thủy của gia đình ông Lê Hồng Sơn. Trong rì rầm, hào sảng những giọng nói đượm màu biển cả, chúng tôi như thấy được niềm vui từ những khoang thuyền ăm ắp “lộc biển”.

Vừa trở về sau một chuyến ra khơi thắng lợi, dư âm của niềm vui vẫn còn lan tỏa trên tàu HT 90005TS của anh Lê Văn Nhâm ở xóm Hội Thủy. Anh Nhâm cho biết: “Tôi sắm con tàu 300 CV này được 10 năm rồi, đợt đền bù do sự cố môi trường vừa qua, cặp tàu dạ của tôi và bạn nhận được 340 triệu đồng tiền hỗ trợ. Sau khi hỗ trợ cho lao động trên thuyền một phần, số còn lại, tôi dùng để tu sửa máy móc và mua sắm ngư cụ, tiếp tục vươn khơi”.

bien an toan ca lai day khoang

Ngư dân xã Xuân Hội (Nghi Xuân) chuẩn bị ngư cụ ra khơi.

Những ngư dân đang vá lưới trên thuyền bên cạnh cho biết, thuyền của anh Nhâm thường đánh bắt ở vùng biển cách bờ 45 hải lý. Đợt đầu năm nay, anh đã đi khơi 2 chuyến, chuyến nào cũng gặp được luồng cá. Tính ra, mỗi chuyến, anh thu về hơn 100 triệu đồng.

Hiệu quả từ những chuyến ra khơi của anh Lê Văn Nhâm đã tạo niềm tin, động lực cho ngư dân trong vùng vững tin bám biển. Trong những câu chuyện của họ, niềm tin về nghề biển chưa bao giờ vơi dẫu có những thời điểm khó khăn, ngư trường ít cá, thị trường thu hẹp. Sau sự cố môi trường biển, nhận được tiền đền bù, ngư dân tập trung tu bổ tàu thuyền, ngư cụ để tiếp tục bám biển vươn khơi. Thậm chí, nhiều hộ còn bán thuyền nhỏ, vay thêm tiền để sắm tàu vỏ thép.

Anh Lê Hồng Sơn ở Hội Thủy cho biết: “Biển bao đời nay nuôi sống các thế hệ trong gia đình nên chúng tôi chưa hề nghĩ đến chuyện chuyển đổi nghề. Đặc biệt, sau khi nhận được tiền đền bù thiệt hại do sự cố môi trường, gia đình tôi quyết định bán cặp tàu 320 CV và vay thêm tiền theo Nghị định 67 đóng tàu vỏ thép để vươn khơi xa hơn. Vừa qua, chúng tôi đã làm lễ hạ thủy, hiện đang chuẩn bị các điều kiện để ra khơi”.

bien an toan ca lai day khoang

Nhận tiền đền bù, ngư dân Lê Hồng Sơn (xóm Hội Thủy, xã Xuân Hội, Nghi Xuân) vay thêm tiền ngân hàng sắm tàu vỏ thép để vươn ra biển lớn.

Nếu như mấy tháng trước, việc đánh bắt ở vùng biển Cẩm Nhượng chỉ cầm chừng do hải sản gần bờ cạn kiệt, giá cả sụt giảm, tâm lý người tiêu dùng còn lo ngại thì thời gian gần đây, việc đánh bắt đã cơ bản bình thường trở lại. Hiện nay, tàu của ngư dân đang đổ về các ngư trường cách bờ khoảng 40 hải lý, một số khác đánh bắt tại vùng biển Quảng Ninh, Thanh Hóa.

Ngư dân Trần Hữu Lương ở Cẩm Nhượng cho biết: “Hiện nay, tàu của tôi đang đánh bắt ở vùng biển Quảng Ninh, từ đầu năm đến nay đã đi 4 chuyến, bình quân mỗi chuyến thu về chừng 20 triệu đồng. So với thời điểm xẩy ra sự cố môi trường, thuyền của tôi đã thoát khỏi tình trạng lỗ vốn”.

Xuôi vào phía Nam, nét rạng rỡ in trên gương mặt những ngư dân Kỳ Ninh khi ngày nào xe của thương lái cũng đứng sẵn trên bến chờ thuyền đánh cá trở về. Trên địa bàn xã Kỳ Ninh hiện có 219 tàu thuyền các loại. Từ sau tết đến nay, khi “lộc biển” về lại các ngư trường cộng thêm công tác đền bù được giải quyết kịp thời, tâm lý ngư dân đã dần ổn định, vững tin vào nghề đi biển.

Ông Lê Công Đường - Chủ tịch UBND xã Kỳ Ninh cho biết: “Hiện nay, 100% tàu thuyền của xã đã đánh bắt trở lại. Dù ở ngoài khơi hay trong lộng cũng thu về những khoang thuyền đầy cá. Tổng sản lượng đánh bắt toàn xã mỗi chuyến dao động từ 30 - 40 tấn hải sản các loại”.

Hình ảnh những khoang thuyền lớn nhỏ đầy ắp hải sản cập cảng trong sự mong ngóng, đợi chờ của thương lái và ngư dân đã đẩy lùi những mảng màu trầm trong bức tranh nghề biển. Trong đó, sự kịp thời, công minh trong công tác chi trả tiền đền bù sau sự cố môi trường biển cũng đã góp phần tạo nên những niềm vui bên chân sóng.

Theo Nhóm PV kinh tế/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập256
  • Hôm nay56,059
  • Tháng hiện tại886,786
  • Tổng lượt truy cập92,060,515
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây