Theo báo cáo, hiện toàn tỉnh đã xây dựng được nhiều mô hình, vùng sản xuất tập trung nông, lâm, thủy sản áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến. Điển hình như xây dựng 117,2 ha đủ điều kiện sản xuất rau, củ, quả an toàn; chăn nuôi chuyển mạnh từ nhỏ lẻ sang tập trung, quy mô lớn và liên kết chuỗi; 6 vùng nuôi áp dụng quy trình nuôi tôm sinh học; 2 nhà máy chế biến thủy sản.
Năm 2016, Sở NN&PTNT cũng đã thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, lấy mẫu phân tích kiểm soát tồn dư bảo vệ thực vật, dư lượng kháng sinh trong chăn nuôi, mẫu thực phẩm, chất vàng ô và chất cấm trong chăn nuôi, chế biến.
Công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng hàng hóa vật tư nông nghiệp - ATTP trong nông nghiệp luôn được ngành triển khai trên diện rộng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Bà Nguyễn Thị Hạnh - Giám đốc Công ty Sao Đại Dương cho rằng việc quy hoạch nuôi tôm cần quan tâm đến vấn đề xả thải, kiểm soát tốt về nguồn gốc nguồn giống
Trong năm 2016, Hà Tĩnh đã xử lý hành chính 63 cơ sở vi phạm với số tiền trên 340 triệu đồng; yêu cầu chuyển mục đích trên 10 tấn giống lúa; thu hồi 10 kg thuốc thú y, 15 tấn bảo vệ thực vật ngoài danh mục; 400 kg thức ăn chăn nuôi quá hạn sử dụng cùng nhiều thực phẩm thịt bò, lợn có chất kháng sinh, không rõ nguồn gốc, măng chứa chất cấm vàng ô…
Ông Nguyễn Cự Dũng -Phó Giám đốc Sở Công thương, Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh: Năm 2016, Sở Công Thương đã chú trọng các đợt thanh kiểm tra về ATTP với số đợt tăng 50% so với năm 2015.
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cho rằng Hà Tĩnh đã thực hiện được những bước chuyển biến quan trọng về nhận thức trong toàn hệ thống cơ quan chức năng và người tiêu dùng, tạo bước đà tiếp cận truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Hiện nay, các chỉ số sau kiểm tra về ATTP tại các cơ sở SX-KD đã cải thiện hơn so với trước; công tác thanh kiểm tra mang tính chủ động, xử lý nghiêm minh hơn. Tuy nhiên, với thực trạng sản xuất nhỏ lẻ ở các khâu như hiện nay thì việc kiểm soát ATTP vẫn chưa có lời giải cuối cùng. Trong khi đó, nhiều các địa phương vẫn không vào cuộc quyết liệt, chưa đáp ứng yêu cầu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị toàn hệ thống chính trị phải vào cuộc một cách quyết liệt, thực chất, địa phương phải xây dựng và ban hành kế hoạch hành động cao điểm về ATVSTP, có sự giám sát, kiểm tra của Sở NN&PTNT. Trong đó, làm rõ trách nhiệm của từng cán bộ, từng bộ phận đối với quản lý VSATTP; tuyên truyền tập huấn từ hộ SX-KD đến người dân nhằm nâng cao ý thức cộng đồng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, kế hoạch hành động của các huyện cần phải làm rõ trách nhiệm của cấp xã, đặc biệt xã phải kiểm soát nguồn gốc sản phẩm hàng hóa về trên địa bàn. Ngành NN&PTNT chịu trách nhiệm chủ trì việc triển khai và kiểm tra kết quả cuối cùng; thường xuyên kiểm soát, cập nhật thông tin cho người tiêu dùng về các chỉ số an toàn của thủy - hải sản.
Theo Nguyễn Oanh/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã