Học tập đạo đức HCM

Cần một chính sách hỗ trợ đặc thù, phù hợp với làng muối Hộ Độ

Chủ nhật - 01/12/2013 19:18
Năm 2010, xã Hộ Độ (Lộc Hà) quy hoạch 55 ha muối vào đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Tuy nhiên, đi vào thực tế thì đồng muối Hộ Độ không thể tiếp cận được nguồn vốn theo Quyết định 24 của UBND tỉnh về hỗ trợ chương trình xây dựng NTM.

Phó Chủ tịch UBND xã Hộ Độ Phan Đình Hinh cho rằng, muối không chỉ là nghề chính của xã mà còn là nghề truyền thống, gắn bó bao đời với đời sống văn hóa của người dân Hộ Độ. Ấy thế nhưng, qua thời gian thăng trầm, làng muối Hộ Độ cũng dần mai một. Từ nghề chính của xã nay trở thành nghề phụ với phần lớn diện tích bị bỏ hoang. Nguyên nhân vì hạ tầng đồng muối, kênh mương… được đầu tư từ mấy chục năm nay không được tái sửa chữa, phục hồi, dẫn đến năng suất, chất lượng muối thấp, người dân không thể sống được bằng nghề.

Trước thực tế đó, năm 2010, khi quy hoạch lại ruộng đất theo chương trình NTM, Hộ Độ đưa 55 ha vào quy hoạch sản xuất muối sạch, những mong sẽ có chương trình hỗ trợ từ cấp trên để phục hồi lại nghề muối, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Thế nhưng, khi đi vào thực tế, chiếu theo quy định tại Quyết định 24 của UBND tỉnh về hỗ trợ theo chương trình NTM, nghề muối Hộ Độ lại không thể với tới!

Ông Hinh cho biết, toàn bộ kênh mương đồng muối, từ kênh chính N1, đến kênh nhánh N2, N3 do được xây dựng từ trước những năm 60 của thế kỷ trước nên hầu hết bị hư hỏng. Bên cạnh đó, hạ tầng đồng muối cũng xây dựng từ thời điểm đó, đến nay chưa được canh xăm lại (nâng nền, thay cát…) nên năng suất, chất lượng muối kém.

Cần một chính sách hỗ trợ đặc thù, phù hợp với làng muối Hộ Độ
Hạ tầng đồng muối Hộ Độ được đầu tư những năm 60 của thế kỷ trước, nay đã hư hỏng nặng, nhiều diện tích bị bỏ hoang từ lâu

Để khôi phục lại nghề muối, đưa 55 ha vào sản xuất muối sạch theo hướng phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập theo tiêu chí xây dựng NTM, có 2 việc phải làm đó là canh xăm lại hạ tầng đồng muối và đầu tư xây dựng lại hệ thống kênh mương, nhất là kênh mương chính. Do đặc thù, xã Hộ Độ được bao quanh 4 phía là đê nên kênh N1 lấy nước vào làm muối cũng chính là kênh xả lũ. Vì vậy, kênh N1 phải rộng tối thiểu từ 3,5m, sâu 2m; kênh N2 cũng rộng 1,5m.

Để đầu tư 1 km kênh mương N1, theo tính toán, phải mất ít nhất 3 tỷ đồng. Trong khi đó, theo Quyết định 24, địa phương phải đối ứng 30% khi làm kênh mương nội đồng, nên mỗi 1 km, xã phải bỏ ra khoảng 1 tỷ đồng. Với 15 km kênh N1, đồng nghĩa với việc Hộ Độ phải bỏ ra khoảng 15 tỷ đồng. Điều này, theo ông Hinh là không thể. Bởi lẽ, Hộ Độ nghèo, tổng thu các loại phí trên địa bàn mỗi năm chỉ khoảng 600 triệu đồng (năm 2013 là 630 triệu đồng); tiền thu từ bán đất cũng rất ít (năm 2013 được trên 1 tỷ đồng, xã hưởng 50%), trong khi đó, xã còn bao nhiêu việc phải chi, thì không biết góp đến bao giờ mới có thể có được một nguồn tiền lớn như vậy để làm mương cho đồng muối.

Cần một chính sách hỗ trợ đặc thù, phù hợp với làng muối Hộ Độ
Người dân tận dụng ô nại bỏ hoang để làm rau

Cũng theo Quyết định 24, việc hỗ trợ làm muối sạch, điều kiện là mỗi gia đình phải có 1 ha trở lên và áp dụng sản xuất theo mô hình phơi lót bạt (thay vì phơi cát như truyền thống). Theo ông Hinh, điều kiện này cũng không thể áp dụng được, bởi, trung bình mỗi hộ hiện chỉ có 2,5 sào đất muối, nếu yêu cầu mỗi gia đình tối thiểu phải có 1 ha (20 sào) thì cả xã có 55 ha, chỉ có thể giải quyết được cho 55 hộ. Vậy, hàng trăm hộ khác sẽ làm gì để sống?

Một bất cập nữa là yêu cầu sản xuất theo mô hình phơi lót bạt. Ông Hinh nói rằng, trước đây, diêm dân địa phương đã từng sản xuất thử bằng mô hình này, nhưng sau đó phải bỏ, do không phù hợp với điều kiện ở Hộ Độ nên muối lót bạt có màu sẫm vàng, năng suất thấp, chất lượng kém, giá thấp, kén khách mua. Bên cạnh đó, nếu lót bạt, cũng chỉ làm được 2 mùa là hỏng, phải thay lại, chi phí lớn. Trong khi, nếu đầu tư canh xăm lại một cách bài bản như kiểu truyền thống, vẫn đảm bảo muối sạch, chất lượng và có thể sản xuất ổn định, hiệu quả được 15 năm.

Như vậy, theo các điều kiện của Quyết định 24 và tình hình thực tế tại địa phương, có thể nói rằng, nghề muối Hộ Độ không thể tiếp cận được các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Hiện tại, xã có 83 ha đất muối nhưng vụ sản xuất năm 2013, diện tích bỏ hoang lên đến gần 50 ha! Lãnh đạo và nhân dân xã Hộ Độ mong muốn, tỉnh có chính sách đặc thù phù hợp với làng muối Hộ Độ, để giúp người dân có việc làm, nâng cao thu nhập, thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM; mặt khác, góp phần khôi phục lại nghề truyền thống của địa phương trước nguy cơ mai một.

CHÍNH THU
baohatinh.vn

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập461
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm460
  • Hôm nay50,398
  • Tháng hiện tại825,676
  • Tổng lượt truy cập91,999,405
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây