Học tập đạo đức HCM

Chuyển đổi mô hình quản lý chợ: Chưa đạt mục tiêu xã hội hóa

Thứ tư - 24/01/2018 19:08
Hà Tĩnh là một trong những tỉnh đi đầu thực hiện chủ trương chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn bộc lộ nhiều vấn đề, nhất là tỷ lệ chuyển đổi theo hình thức xã hội hóa còn khiêm tốn. Nhiều chợ mới chỉ dừng lại ở việc chuyển giao hình thức quản lý.

Chợ Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà - một trong số ít chợ hạng III được chuyển đổi theo hình thức xã hội hóa đầu tư và chuyển giao tài sản cho hợp tác xã. Hình thức chuyển đổi này vừa giảm gánh nặng ngân sách, vừa giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho hợp tác xã trong quản lý, vận hành và khai thác.

Sau chuyển đổi, chợ đang được đầu tư xây mới với một diện mạo khang trang, được kỳ vọng không chỉ tạo điểm nhấn về kiến trúc, mà còn hình thành một trung tâm thương mại ở khu vực nông thôn.

chỉ có 29 chợ chuyển đổi mô hình quản lý gắn với chuyển quyền sở hữu tài sản

 

Trong số 110 chợ đã chuyển đổi, chỉ có 29 chợ chuyển đổi mô hình quản lý gắn với chuyển quyền sở hữu tài sản, chiếm hơn 26%. Khiêm tốn hơn, số chợ chuyển đổi bằng hình thức xã hội hóa đầu tư mới được 11 chợ. Điều này đồng nghĩa, rất nhiều chợ dù đã chuyển đổi, nhưng tài sản vẫn thuộc chính quyền địa phương, và mọi hoạt động của chợ vẫn lệ thuộc vào ngân sách.

Trong số các chợ đã chuyển đổi, có đến 96% chuyển đổi theo hình thức giao cho doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý và hơn 75% không gắn với chuyển quyền sở hữu tài sản. Đặc biệt là ở những nơi không có lợi thế giao thương, do không thu hút được nhà đầu tư, một số số chợ đã buộc phải chuyển đổi theo phương án giao cho các doanh nghiệp, hợp tác xã sẵn có trên địa bàn tiếp quản. Điều này, khiến cho việc chuyển đổi ở nhiều chợ, mới chỉ dừng lại ở khâu chuyển giao mô hình quản lý, còn hoạt động kinh doanh khai thác thì chưa có nhiều thay đổi.

Việc chuyển đổi ở nhiều chợ, mới chỉ dừng lại ở khâu chuyển giao mô hình quản lý, còn hoạt động kinh doanh khai thác thì chưa có nhiều thay đổi.

 

Thực tế cho thấy công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, ngoài mô hình quản lý mới, gắn với chuyển quyền sử hữu ở 11 chợ thì vẫn còn một số chợ vẫn chưa thực hiện được mục tiêu đặt ra là: Tăng cường xã hội hóa thu hút đầu tư nâng cấp hệ thống chợ, đảm bảo an toàn vệ sinh và phòng chống cháy nổ, phát huy hiệu quả kinh tế từ chợ./.

Nguyễn Hằng
http://www.hatinhtv.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập335
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại832,717
  • Tổng lượt truy cập92,006,446
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây