Học tập đạo đức HCM

Để cánh đồng mẫu thực sự “mẫu”

Thứ ba - 17/09/2013 21:08
Bây giờ, đi đâu cũng nghe chuyện cánh đồng mẫu (CĐM). Hầu như địa phương nào trên địa bàn tỉnh cũng có một vài (thậm chí cả chục) vùng quy hoạch sản xuất lúa theo hướng CĐM với quy mô từ 5-10 ha đến hàng trăm ha.

Tuy nhiên, có thể vì khái niệm CĐM quá mới mẻ với đội ngũ chỉ đạo cơ sở và đại bộ phận người nông dân; hoặc các địa phương mới chỉ quan tâm đến mở rộng quy mô một cách cơ học, vô hình trung đã đẩy sự phát triển theo hướng phong trào, lệch xa với bản chất của CĐM.

Vài vụ sản xuất gần đây, chúng ta chứng kiến sự “quá tải” của CĐM giống lúa VTNA2. Chuyện khan hiếm giống, chắp vá diện tích đã làm không ít địa phương tại Thạch Hà, Lộc Hà, Can Lộc và Cẩm Xuyên “chạy đôn chạy đáo” để “lấp chỗ trống” vì không đăng ký lấy giống từ đầu. Thế nên xảy ra hiện tượng giống không đủ chất lượng, khiến năng suất, chất lượng lúa thấp kém. Đó là chưa kể độ thích ứng về đất, khí hậu không phải vùng nào cũng giống nhau và đều thuận lợi.

Trong vụ hè thu 2013, một số vùng như Phù Việt, Thạch Tân, Thạch Hương (Thạch Hà), năng suất trong CĐM chỉ tương đương những giống lúa “thâm niên” như: KD 18, XM 12. Liệu giá bán ra có bù nổi đầu vào để sản xuất CĐM hay không?!

Khi mà CĐM của tỉnh ta chưa thoát khỏi thực trạng “cánh đồng nhỏ, nông dân lớn” thì liệu hàng chục hộ sản xuất trên cùng một cánh đồng có tuân thủ tiêu chí đồng nhất?! Đó là chưa kể mối liên kết cơ bản nhất là doanh nghiệp - nông dân sẽ bị phá vỡ. Hoặc việc xây dựng CĐM sử dụng giống lúa đang trong thời gian sản xuất thử, trước đó chưa bao giờ có mặt ở địa phương.

Chẳng hạn như ở Thạch Tân, quy hoạch luôn 50 ha dành cho DT 68 nhưng kết quả mà người dân thu về là… bệnh đạo ôn cổ bông hoành hành, năng suất chỉ “chạm mốc” 1,5 tạ/sào. Thấp thua năng suất bình quân, doanh nghiệp có đủ cách để chối bỏ trách nhiệm, người nông dân không đáng phải chịu hậu quả của sự “đổi mới” này!

Việc nhân rộng mô hình CĐM là hoàn toàn đúng định hướng tái cơ cấu sản xuất lúa gạo của tỉnh và phù hợp với chủ trương của Bộ NN&PTNT. Song, vấn đề quan trọng hơn, một khi đã quy hoạch vùng sản xuất theo CĐM thì phải thực hiện để nó thực sự “mẫu” một cách toàn diện. Và, đầu ra hướng tới chính là mục tiêu hàng hóa, liên kết với doanh nghiệp.

Khi vùng sản xuất chưa đáp ứng các tiêu chí cơ bản để thực hiện CĐM thì không nên khiên cưỡng đầu tư, gây hiệu ứng không tốt đến những vùng sản xuất còn lại!

TUỆ ANH
baohatinh.vn

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập401
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại739,852
  • Tổng lượt truy cập93,117,516
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây