Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN là một trong những nhiệm vụ quan trọng được HĐND tỉnh và UBND tỉnh Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm, chỉ đạo và đã đưa vào các nghị quyết, văn bản trong thời gian qua. Tuy nhiên, việc phát triển thị trường KH&CN vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, trong khi nhu cầu chuyển giao, ứng dụng các thành tựu KH&CN trong và ngoài nước vào phát triển sản xuất, kinh doanh ở Hà Tĩnh tương đối lớn.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nguyễn Thị Nhuần: Cần ưu tiên hỗ trợ để các doanh nghiệp tiếp cận, đăng ký xây dựng doanh nghiệp KH&CN.
Việc tìm kiếm thông tin về công nghệ, tư vấn chuyển giao công nghệ từ các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như việc xác định rõ về nhu cầu đổi mới công nghệ của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn còn gặp khó khăn; doanh nghiệp khoa học và công nghệ chưa phát triển; các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN chưa được hình thành.
Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Lê Văn Lượng: Đề án cần có giải pháp gắn trách nhiệm của doanh nghiệp.
Trước tình hình đó, UBND tỉnh xây dựng “Đề án phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và những năm tiếp theo” nhằm thúc đẩy phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN với việc hình thành các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN, xây dựng hạ tầng kỹ thuật KH&CN đồng bộ để đẩy mạnh hoạt động ứng dụng các kết quả KH&CN vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; thúc đẩy thị trường công nghệ phát triển, hình thành trung tâm/sàn giao dịch công nghệ địa phương; xây dựng cơ sở dữ liệu về cung cầu công nghệ, phát triển doanh nghiệp KH&CN; đưa nhanh các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào thực tiễn sản xuất kinh doanh, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu về phát triển KH&CN, phát triển kinh tế - xã hội, đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh hơn, bền vững hơn theo hướng công nghiệp hiện đại.
Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Trọng Nhiệu: Cần làm rõ hơn đối tượng được thụ hưởng chính sách.
Tại buổi làm việc, các đại biểu cơ bản đồng tình về tính cấp thiết và nội dung của đề án, đồng thời góp ý bổ sung, sửa đổi một số nội dung như: Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN cần có sự vào cuộc của doanh nghiệp, cần bổ sung giải pháp gắn với trách nhiệm của các doanh nghiệp; đề án cần rà soát, bổ sung thêm các số liệu thống kê cụ thể hơn, đặc biệt về tính hiệu quả của thị trường KH&CN; tách riêng các giải pháp theo các lĩnh vực riêng về thị trường KH&CN và doanh nghiệp KH&CN; xác định nhóm giải pháp ưu tiên, nhóm giải pháp hỗ trợ; làm rõ hơn những loại hoạt động, những đối tượng được thụ hưởng chính sách…
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y: Đề án cần đi sâu vào tính hiệu quả của chính sách, đặc biệt là đưa hàm lượng KH&CN vào sản phẩm nông nghiệp.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y cho rằng, đề án cần đi sâu vào tính hiệu quả của chính sách, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông sản, tiếp tục đưa hàm lượng KH&CN vào sản phẩm nông nghiệp; tập trung vào ứng dụng và chuyển giao KHCN, chuyển hóa nhận thức người dân; có chính sách ưu tiên doanh nghiệp KH&CN sản xuất, chuyển giao công nghệ phù hợp với điều kiện Hà Tĩnh; so sánh, tìm hiểu thực tiễn ở các địa phương khác...
Theo Dương Chiến/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã