Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh: Xuân Hồng xây dựng Nông thôn mới gắn liền với phát triển bền vững

Thứ sáu - 09/09/2016 06:45

Hà Tĩnh: Xuân Hồng xây dựng Nông thôn mới gắn liền với phát triển bền vững

Theo kế hoạch, năm 2016, xã Xuân Hồng (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) sẽ hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Vào thời điểm này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã đang nỗ lực triển khai thực hiện những tiêu chí còn dang dở


Xây dựng NTM điểm tựa là người dân


Xây dựng NTM đang trở thành phong trào rộng khắp cả nước, được các tầng lớp nhân dân, nhất là người dân vùng nông thôn nồng nhiệt hưởng ứng và đón nhận. Hưởng ứng không khí chung đó, nhân dân xã Xuân Hồng hồ hởi trong niềm vui hi vọng về một địa bàn dân cư phát triển, đường làng ngõ xóm xanh sạch đẹp với bộ mặt nông thôn mới mẻ, sáng sủa hơn.


Từ ngày bắt đầu xây dựng nông thôn mới, lãnh đạo và nhân dân toàn xã đồng sức đồng lòng vượt mọi khó khăn. Dù không được thiên nhiên ưu đãi; nắng hạn kéo dài, gió lào bỏng rát vào mùa hè, hanh khô, rét đậm vào mùa đông, lũ lụt ngập úng ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện sản xuất và sinh sống của cây trồng vật nuôi. Với những chính sách tuyên truyền, quan tâm, chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo cộng với bản tính cần cù, chịu khó của người dân nơi đây đã vượt qua mọi khó khăn, vươn lên sản xuất làm giàu  trên chính mảnh đất của mình.

 

 Phụ nữ chi hội 6 làm vệ sinh đường làng, chăm sóc bờ rào xanh


Đi đầu trong phong trào xây dựng NTM vai trò chính yếu là người dân, dường như chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đang được phát huy và thể hiện rõ nhất trong kế hoạch xây dựng NTM trên toàn xã. Để thành công chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn trước hết cần phát huy ý thức, tính tự giác của người dân. Cùng với đó là phát huy tiềm lực sẵn có trong nhân dân, xây dựng NTM chủ đạo vẫn là sức dân: dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân bảo vệ và dân hưởng. Để phát huy tốt vai trò của người dân trong phong trào này, Đảng bộ xã Xuân Hồng đã huy động tối đa nguồn lực vốn có trong nhân dân để xây dựng, tu sửa các hạng mục công trình trên toàn xã. Từ đầu năm, xã đã triển khai nhiều chương trình như: phát quang đường trục thôn, vệ sinh đường làng ngõ xóm, đắp phụ đường liên thôn, nạo vét kênh mương nội đồng, trồng cây xanh, làm giao thông nông thôn, bê tông hóa các trục đường liên xã liên thôn… tất cả đều do người dân tham gia “đạo diễn”.


Khi ý thức được vai trò và sức mạnh của dân, khi “ý Đảng hợp với lòng dân” mọi khó khăn đều dễ dàng khắc phục và nhanh chóng đi đến kết quả tốt đẹp. Người dân trong xã tươi cười chia sẻ: “nhờ có chủ trương này mà bây giờ nhìn xóm làng đẹp hẳn ra, nhìn mới mẻ lắm, không còn cây bụi rậm rạp, đường lầy lội bùn mỗi khi trời mưa. Chúng tôi vui lắm”.

Xây dựng NTM gắn liền với phát triển mô hình kinh tế


Xây dựng NTM cần phải xây dựng mô hình kinh tế, trang trại, dịch vụ, hàng hóa trong tính liên hoàn của nó. Nhận thấy tầm quan trọng của mô hình kinh tế, vai trò của HTX trong phát triển nông thôn, đầu năm 2016, xã đã hoàn thiện hồ sơ chuyển đổi 3 HTX theo luật HTX năm 2012; Thành lập 1 HTX và 2 tổ hợp tác máy gặt đập liên hợp, thành lập 1 doanh nghiệp. Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn quy mô 100 con, mô hình chăn nuôi bò 5 con, lợn 20 con trở lên, trồng cây chè, trồng hòe liên kết doanh nghiệp. Cho đến thời điểm này, toàn xã đã có 36 mô hình vừa và nhỏ, 16 công ty đóng trên địa bàn và 5 HTX.

Xuân Hồng vốn là xã có đặc thù riêng về địa hình; một bên là sông Lam bồi lắng phù sa và là nguồn dẫn nước cho các hồ, đầm tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi cá, vịt, ngan, đánh bắt cá trên sông và khai thác giắt. Một bên là núi Hồng vững chãi phù hợp cho chăn nuôi, phát triển nghề mộc. Ở giữa là tuyến đường huyết mạch quốc lộ 1A kéo dài thông suốt trục xã chia tách dân cư hai bên tạo điều kiện thông thương thuận tiện. Chính địa thế “trời cho” này đã tạo cho Xuân Hồng có những thế mạnh riêng biệt trong phát triển kinh tế.


Các mô hình kinh tế, HTX ra đời đã góp phần rất lớn trong khâu giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Điển hình như mô hình hoạt động khai thác Giắt do anh Nguyễn Quang Vinh làm chủ đã giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động trong xã và vùng phụ cận. Dù công việc vất vả, đòi hỏi sức khỏe và sự chịu khó nhưng đã mang lại thu nhập cao cho người dân. Bình quân mỗi ngày cho thu nhập 500 nghìn/ hộ. Nghề đánh bắt Giắt vốn là một nghề phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên, mùa hè khai thác ban ngày, đỡ vất vả hơn nhưng mùa đông phải làm vào ban đêm, rét mướt và Giắt cũng ít hơn nên rất vất vả. Hay như mô hình chăn nuôi lợn, ấp trứng, nghề mộc, nghề làm hàng mã,…đều tạo cho người dân có việc làm thường xuyên mang đến nguồn thu ổn định lâu dài.


Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân được xem là cốt lõi trong phong trào xây dựng NTM. Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã đã được chuyển mạnh sang nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, giảm nghèo làm giàu chính đáng phát triển trên toàn xã.


Xây dựng NTM với những con số khả quan


Hòa trong không khí phát triển chung của tỉnh nhà, Xuân Hồng là một trong những xã có bước tiến đáng kể về mọi mặt. Với chủ trương tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và quan tâm đến ngành nghề xuất khẩu lao động, đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM Xuân Hồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

 

Hoạt động khai thác Giắt mang lại thu nhập cao


Ở lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, Xuân Hồng tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa các loại giống mới cho năng suất cao vào sản xuất. Xuân Hồng là xã đã xây dựng được 200ha cánh đồng mẫu đồng nhất một loại giống. Với tổng diện tích gieo trồng lúa 419,18ha cho năng suất sản lượng 2293,46 tấn (5,46 tấn/ha) tăng 41,46 tấn so với cùng kì. Bên cạnh cây lúa là loại cây chủ lực trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, cây khoai, cây lạc, cây ngô, cây dưa đỏ, cây rau màu cũng được lãnh đạo xã quan tâm và có những định hướng chỉ đạo linh hoạt mang lại thu nhập đáng kể cho người dân. Kết hợp sản xuất nông nghiệp, tận dụng những chất thải trong sản xuất để chăn nuôi, Xã chủ trương đẩy mạnh hoạt động sản xuất chăn nuôi theo kinh tế hộ gia đình và trang trại. Hiện nay, toàn xã có tổng đàn trâu bò 1.124 con, đàn lợn 1.729 con, đàn gia cầm 18.408 con, thủy cầm 44.008 con. Nuôi cá nước ngọt trên tổng diện tích 45,7ha với năng suất 3 tấn/ha cho sản lượng 137,1 tấn.


Thực tế cho thấy, Xuân Hồng là xã có tiềm lực về kinh tế, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn được chú trọng. Bên cạnh chỉ đạo chăm lo sản xuất nâng cao thu nhập, giáo dục cũng là mũi nhọn được chú trọng. Ông Nguyễn Phi Phượng chia sẻ: “Không phát triển giáo dục thì không thể phát triển kinh tế, văn hóa nhưng để giáo dục vững mạnh thì kinh tế cũng phải đảm bảo. Thời gian qua, xã rất chú trọng đến công tác khuyến học, khuyến tài và tạo điều kiện tốt nhất có thể cho lĩnh vực này. Dù còn có những khó khăn nhưng xã sẽ cố gắng khắc phục, tập trung mạnh cho đầu tư giáo dục trên địa bàn”. Với những chính sách ưu tiên cho giáo dục, năm học 2015 – 2016 toàn xã có 95 em học sinh giỏi các cấp, trong đó trường tiểu học có 4 em đạt học sinh giỏi Quốc gia, 5 em học sinh giỏi tỉnh, 16 em đạt học sinh giỏi huyện; Trung học cơ sở có 5 em đạt học sinh giỏi tỉnh, 42 em học sinh giỏi huyện, 23 em đạt học sinh giỏi toàn diện. Tỷ lệ huy động học sinh 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đúng độ tuổi đạt 99,7%, tỷ lệ học sinh được công nhận tốt nghiệp THCS đạt 100%.


Cùng với đó, thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, Xuân Hồng là một trong những xã phấn đấu về đích sớm của toàn huyện. Tiếp tục tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, phát quang 5km đường trục thôn, đắp phụ 2km lề đường liên thôn với khối lượng 550m3 (60 triệu), xây dựng 600m kênh mương thủy lợi. Trồng hơn 800 cây xanh dọc đường liên xã, các khu văn hóa và nghĩa trang. Hỗ trợ 3.7km mương rãnh thoát nước ở khu dân cư với gần 120 tấn tương ứng 160 triệu đồng. Hoàn thành xây dựng nhà văn hóa thôn 8 và đưa vào sử dụng. Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà văn hóa các thôn 4, 5, 6, 7 với trị giá 1,2 tỷ đồng, nâng cấp nhà văn hóa thôn 1, 2, 3, trạm y tế và bưu điện. Xây dựng 9 điểm trung chuyển chất thải rắn với kinh phí hơn 100 triệu đồng… Tiếp tục thực hiện kế hoạch làm đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, kiên cố hóa kênh mương. Kêu gọi đầu tư một số hạng mục như đường giao thông, trường học, nhà văn hóa cộng đồng của xã và một số công trình khác với mức vốn dự kiến khoảng 25 tỷ đồng. Chú trọng xây dựng khu dân cư kiểu mẫu đến nay đã đạt gần 40%. Xây dựng NTM, phát triển kinh tế gắn liền với chính cách xóa đói giảm nghèo đến nay tỷ lệ hộ nghèo còn 3,62% giảm 0,24%, hộ cận nghèo xuống 6,27% giảm 1,83%.


Với những chính sách đúng đắn, linh hoạt và quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của UBND huyện, cán bộ cùng nhân dân trong xã đã kịp thời khắc phục những khó khăn, đoàn kết, thống nhất và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giành được kết quả khá toàn diện về mọi mặt từ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn ngày một khang trang hơn góp phần tích cực trong xây dựng NTM tại địa phương.

Theo Bùi Anh/langmoi.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập93
  • Hôm nay21,663
  • Tháng hiện tại1,102,546
  • Tổng lượt truy cập92,276,275
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây